Học tập và rèn luyện hằng ngày đã trở thành yêu cầu tiên quyết để có thể nâng cao trình độ và đạt được những bước tiến nhất định trong tiếng Anh. Đặc biệt là đối với trẻ em, càng tiếp xúc với tiếng Anh sớm thì càng tốt. Tuy nhiên chắc hẳn trong quá trình học, ai cũng từng mắc liên tục những lỗi sai tưởng chừng như rất cơ bản do thiếu đi lộ trình học tiếng Anh chính xác
Sai lầm này khiến cho việc học trở nên không thực sự hiệu quả và chất lượng. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo vì trong bài viết này, PalFish sẽ giúp bạn xây dựng 1 lộ trình học tiếng Anh chi tiết để tránh được hoàn toàn các lỗi sai từ đơn giản đến phức tạp.
Bạn Cần Biết Gì Trước Khi Lên Lộ Trình Tiếng Anh?
Lộ trình học tiếng Anh là gì?
Lộ trình học tiếng Anh là gì? Nói một cách đơn giản thì đây là thời khóa biểu cuả quá trình học ngoại ngữ này. Một lộ trình chi tiết và cụ thể mà bạn lập ra cần liệt kê đầy đủ những kế hoạch về kiến thức và kĩ năng phải học theo từng tháng, từng ngày, hay thậm chí là theo từng giờ.
Với thói quen như vậy, bản thân người học sẽ xác định được hướng đi và mục tiêu cụ thể cần phải đạt được theo giai đoạn. Đối với mỗi cá nhân sẽ có một lộ trình phù hợp riêng cho mình. Không có lộ trình nào chung cho tất cả mọi người. Để đạt được hiệu quả thì kế hoạch học tập phải thực sự phù hợp với năng lực, trình độ cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của bản thân.
Tại sao lại cần phải xây dựng lộ trình học tiếng Anh cụ thể?
Khi thực hiện bất kì việc gì, một mục tiêu rõ ràng sẽ là yếu tố then chốt giúp bản thân có động lực chinh phục và hoàn thành nó nhanh nhất, với hiệu quả tốt nhất. Việc học tiếng Anh cũng vậy. Khi bạn thiết lập được một lộ trình cụ thể, thay vì cắm đầu học không có mục đích, không có kế hoạch phân chia rõ ràng, sẽ giúp cho kiến thức nạp vào được quy củ hơn, có tính khoa học hơn.
Chắc hẳn bạn cũng đã từng thấy những người dù rất chăm chỉ làm bài tập và thực hành nói hàng ngày nhưng vẫn không tiến bộ hay đạt được bước tiến gì đáng kể. Đó là bởi lượng kiến thức họ phân bổ không hợp lý, họ nhồi nhét và học lan man chủ đề.
Tất cả những yếu tố này tổng hợp lại khiến lượng kiến thức nhìn chung họ nhận được rất ít. Vì vậy một lộ trình học tiếng Anh từ A – Z cũng chính là mấu chốt giúp cho bản thân bạn tìm ra và xác định được phương pháp học tập phù hợp với mình nhất.
Đối với trẻ em cũng vậy. Đây là lứa tuổi còn ham chơi, dễ mất tập trung, dễ bị phân tán. Do đó, nếu có được lịch trình học tiếng Anh cụ thể, con sẽ tự kiểm soát được thời gian học tập của mình và tạo chúng thành những thói quen tốt hàng ngày. Bé cũng dễ dàng biết được mình cần làm gì, hoàn thành những việc gì trong buổi học ngày hôm nay.
Khung tham chiếu Châu Âu
Common European Framework of Reference for Languages (CEFR) là khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu. Đây là bộ tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận, và sử dụng rộng rãi khắp châu Âu.
Theo tiêu chuẩn của CEFR, sẽ có các bài thi tiếng Anh uy tín, được chuẩn hóa để đo lường một cách chính xác và toàn diện nhất các cấp độ kỹ năng, gọi là EF SET. Các bài kiểm tra sẽ đươc phân theo cấp độ từ mới bắt đầu cho đến thành thạo.
Cụ thể, lộ trình sẽ được phân theo 6 trình độ từ thấp đến cao như sau:
- Trình độ Anh ngữ A1 – Beginner: Đây là cấp độ của người mới bắt đầu với điểm số EF SET từ 1 – 30. Với trình độ này, người học sẽ làm quen từ việc tự giới thiệu bản thân; miêu tả về thành phố của mình; kể về gia đình, đồng nghiệp; biết các câu giao tiếp cơ bản để mua hàng;…
- Trình độ Anh ngữ A2 – Elementary: Tiếp đến là cấp độ cơ bản với điểm số EF SET 31 – 40. Một người ở trình độ này sẽ học cách thuật lại những sự việc quá khứ; đánh giá hiệu quả công việc; trao đổi về kế hoạch các kì nghỉ; bàn luận về bộ phim mình yêu thích;…
- Trình độ Anh ngữ B1 – Intermediate: Hay còn gọi là cấp độ trung cấp với điểm số EF SET nằm trong khoảng 51 – 60 . Kế hoạch học tập trong trình độ này sẽ hướng tới việc trao đổi về ước mơ của bản thân; trao đổi về lối sống lành mạnh; có thể tham gia những cuộc phỏng vấn;…
- Trình độ Anh ngữ B2 – Upper Intermediate: Đến với cấp độ này, bạn sẽ được rèn luyện các kĩ năng để có thể tham gia vào các cuộc họp chuyên môn; đối phó và tự mình giải quyết những tình huống phức tạp hơn trong kinh doanh và bối cảnh xã hội;….
- Trình độ Anh ngữ C1 – Advanced: C1 là trình độ bạn đã có thể thành thạo sử dụng ngôn ngữ trong gần như mọi hoàn cảnh như: tham gia thảo luận, đề xuất giải pháp cho những vấn đề liên quan đến môi trường sống; trao đổi về các hình thức giáo dục và trường học tại các quốc gia khác nhau;….
- Trình độ Anh ngữ C2 – Proficient: Đây là cấp độ thứ 6 và cũng là cấp độ cuối cùng theo CEFR. Đến đây là bạn đã hoàn toàn “thành thạo song ngữ”, có thể nghe và đọc dễ dàng và tóm tắt lại theo ý hiểu của bản thân một cách tự nhiên và lưu loát, ngay cả với những nội dung chủ đề phức tạp nhất.
Lỗi tiếng Anh cơ bản là gì và vì sao chúng ta hay mắc những lỗi sai tiếng Anh cơ bản?
Học bất kì ngôn ngữ nào cũng cần thành thạo cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Và ở mỗi kĩ năng chúng ta đều có thể gặp phải những lỗi sai cơ bản, như:
- Lỗi về ngữ pháp
- Lỗi dùng từ thường gặp trong giao tiếp.
- Lỗi chính tả.
Vậy đâu là lý do khiến chúng ta lại cứ mắc đi mắc lại những lỗi sai tiếng Anh cơ bản ấy?
#1. Cách biểu đạt khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh
Đây cũng là một trong những lý do chính dẫn đến việc người học hay chia sai động từ, hoặc sử dụng sai thì. Đối với tiếng Việt, các động từ trong câu sẽ không phải chia theo thì mà chỉ cần thêm những từ có liên quan đến thời gian hay sử dụng các phó từ đứng trước động từ.
Hơn thế, ở tiếng Việt, mỗi chữ cái chỉ có duy nhất 1 cách phát âm. Còn trong tiếng Anh, cùng 1 chữ cái nhưng ở các từ khác nhau có thể sẽ có cách đọc hoàn toàn khác nhau.
Đó cũng là lý do khiến cho nhiều từ tiếng Anh ta biết cách đọc nhưng lại không viết được chính xác, ngược lại viết được đúng nhưng không phát âm chuẩn.
#2. Bị ảnh hưởng bởi áp lực tâm lý
Ngại giao tiếp, ngại đứng trước đám đông dẫn đến việc ngại nói, khi nói bị ảnh hưởng tâm lý khiến cho từ trong câu sử dụng sai, không chia động từ. Hoặc đôi khi, bản thân bạn nắm rất vững về ngữ pháp nhưng vì không thường xuyên thực hành nên khi nói tư duy không đủ nhanh để có thể chỉnh câu cho đúng.
Mặt khác, nhiều người có tâm lý né tránh, ngại hỏi lại. Vì vậy, bản thân người học sẽ không hiểu rõ được cốt lõi của vấn đề, không nắm được rõ ngọn ngành của lỗi sai. Từ đó không tìm ra cách khắc phục đúng và vẫn cứ tiếp tục lặp lại lỗi sai đó nhiều lần.
#3. Học quá máy móc
Không giống như các môn có công thức rõ ràng như toán học hay vật lý, khi bạn học ngôn ngữ theo một cách máy móc thì chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả cao. Ví dụ như: thường những từ kết thúc là “o” khi chuyển sang số nhiều sẽ thêm “es” như “tomato” thành “tomatoes”. Tuy nhiên những từ mượn tiếng nước ngoài như “radio” nên số nhiều sẽ thêm “s” thành radios như bình thường.
Cần Làm Gì Để Có Một Lộ Trình Học Tiếng Anh Hiệu Quả?
Xây dựng sự yêu thích tiếng Anh
Một lộ trình học chỉ thực sự hiệu quả khi người học có niềm đam mê và yêu thích với ngôn ngữ này.
Bạn nên nhớ, dù lịch trình học tiếng Anh có chi tiết và cụ thể đến đâu nhưng bản thân lại không muốn học, cảm thấy chán nản và coi nó như một điều gì đó bắt buộc phải thực hiện thì việc học lúc đó sẽ trở thành một áp lực lớn mỗi ngày. Khi tâm trạng không thoải mái, thậm chí thấy sợ hãi khi học thì lượng kiến thức dung nạp vào sẽ thật sự không đáng kể.
Đặt mục tiêu
Phải có lịch trình học tiếng Anh hiệu quả thì bạn mới có thể đạt được những đích đến nhất định. Tuy nhiên trước đó, để tự mình xây dựng được quy trình, chính bản thân bạn phải tự xác định và đặt cho mình những mục tiêu. Đối với bước này, bạn có thể sử dụng mô hình SMART – mô hình thiết lập mục tiêu dựa theo 5 tiêu chí sau:
Specific (cụ thể): Đầu tiên, mục tiêu của bạn phải được cụ thể hóa (ví dụ như: mục tiêu ngắn hạn: ghi nhớ được thêm từ mới mỗi ngày; hay những mục tiêu dài hạn hơn như: giao tiếp tiếng Anh cơ bản thành thạo…).
Measurable (có thể đo lường được): Đây là một yếu tố cực kì quan trọng vì chỉ khi đo lường được, bạn mới có thể hình dung rõ ràng được những việc mình cần làm.
Actionable (tính khả thi): Hãy nhớ rằng mục tiêu mà bản thân đặt ra phải vừa sức và có khả năng thực hiện được. Để có được tính khả thi đó, chính bạn phải hiểu được năng lực và trình độ của mình ở thời điểm hiện tại. Điều này rất quan trọng, đừng đặt mục tiêu không thể.
Relevant (sự liên quan/thực tế): Mỗi mục tiêu mà bạn đưa ra phải hướng tới một mục tiêu chung, hướng tới các đích lớn mà bản thân bạn muốn chinh phục.
Time-bound (thời hạn đạt được mục tiêu): Và chắc chắn rằng, với bất kì việc gì cũng cần phải đặt ra thời hạn để đẩy lùi sự trì hoãn. Thời gian nên được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn để phân bổ việc học được hợp lý và hiệu quả hơn.
Kiên trì
Và cuối cùng, quy trình học tiếng Anh của bạn chỉ thực sự có kết quả khi bạn có được sự kiên trì. Việc lập kế hoạch rất đơn giản, tuy nhiên việc có duy trì thực hiện và theo đuổi nó lâu dài hay không lại là một điều mà không phải ai cũng có thể làm được.
Đặc biệt đối với ngoại ngữ, học tập và nạp thêm kiến thức là việc gần như phải trau dồi cả đời. Do đó đòi hỏi người học phải thực sự quyết tâm và nỗ lực theo đuổi nó đến cùng mới có thể đạt được những thành tựu xứng đáng.
Lộ Trình Học Tiếng Anh Chi Tiết Và Hiệu Quả Để Tránh Những Lỗi Sai Cơ Bản
Lộ trình 1: Xây dựng nền móng vững chắc cho trẻ em
Giống như khi xây một ngôi nhà, muốn nó đẹp và vững vàng thì cần phải có được nền móng chắc chắn. Học tiếng Anh cũng vậy, đặc biệt là với trẻ em – lứa tuổi dễ tiếp thu, tư duy linh hoạt thì việc cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ càng sớm sẽ là một đòn bẩy giúp con mở rộng con đường học vấn sau này.
Theo tiêu chuẩn quốc tế lộ trình học tiếng Anh để xây dựng được cho trẻ một nền tảng vững chắc sẽ gồm các giai đoạn sau:
- Khởi động: Đây là giai đoạn đầu tiên giúp bé làm quen với ngôn ngữ mới theo một cách bài bản. Vì vậy, trong thời gian này, con cần học những cấu trúc ngữ pháp và 1 vài từ vựng đơn giản theo chủ đề, mà tốt hơn cả là gắn liền, quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Cùng với đó, bé cũng bắt đầu được làm quen với bảng chữ cái, cách đọc đúng để làm nền tảng cho việc rèn luyện kĩ năng nói ở những giai đoạn sau. Vì vậy, phương pháp hiệu quả nhất mà phụ huynh nên lựa chọn chính là cho con tiếp xúc nhiều với người nước ngoài.
Tuy nhiên hiện nay không phải cơ sở trường học hay trung tâm nào cũng có thể đáp ứng được điều đó. Hầu như người giảng dạy đa số là các giáo viên người Việt. Thế nhưng ba mẹ cũng hoàn toàn không phải lo lắng. Tại nền tảng tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 – PalFish, 100% giáo viên là người nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy không dưới 3 năm, kèm theo chứng chỉ hành nghề quốc tế.
Ở độ tuổi này, các bé thường nắm bắt và có khả năng bắt chước rất nhanh. Do đó, nếu được nghe giọng đọc chuẩn ngay từ đầu thì sẽ góp phần giúp trẻ có cách phát âm và ngữ điệu của người bản xứ.
- Tăng tốc: Sau thời gian khởi động, khi bé đã thực sự làm quen với ngôn ngữ thứ 2 này, thì việc tiếp theo phải làm chính là nâng cao vốn từ vựng của trẻ, đồng thời có những phương pháp giảng dạy giúp con nắm vững các cấu trúc ngữ pháp ở mức cơ bản.
- Cất cánh: Đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu phát triển cả 4 kĩ năng cho bé: nghe; nói; đọc; viết. Tuy nhiên cần tập trung vào 2 kĩ năng chính là nói và viết. Con sẽ làm quen với việc tự hình thành những đoạn hội thoại, viết những đoạn văn với chủ đề đơn giản và thuyết trình chúng trước đám đông.
Lộ trình 2: Lộ trình học tiếng Anh cấp tốc tại nhà trong vòng 6 tháng
Giai đoạn 1 (2 tháng đầu): Tập trung nắm vững kiến thức nền tảng
Cũng tương tự như trên, trong giai đoạn này người học cần bổ sung củng cố về ngữ pháp và vốn từ vựng. Và để giúp cho việc ghi nhớ được lâu và sâu hơn, bạn cũng phải áp dụng được 1 phương pháp học phù hợp với mình như sử dụng kèm Flashcard, hay take note thường xuyên,…… Bạn cũng nên đặt ra cho mình mục tiêu cụ thể, ví dụ như trong 1 tháng cần phải học và nhớ được bao nhiêu từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mới.
Sau 1 tháng đấy, bạn vẫn tiếp tục duy trì phương pháp học cũ và tự mình hình thành nên những câu đơn giản từ những gì đã học được. Việc học ngôn ngữ chỉ trở nên thực sự hiệu quả khi bạn có thể linh hoạt áp dụng những điều tiếp thu được thành cái riêng của mình và sử dụng được trong đời sống hàng ngày.
Giai đoạn 2 (3 tháng tiếp theo): Học tiếng Anh chuyên sâu hơn
Đây là giai đoạn người học bắt đầu chuẩn hóa vốn tiếng Anh của mình hơn. Vẫn tiếp tục là trau dồi thêm vốn từ vựng, nhưng sẽ là với những chủ đề đa dạng hơn, chuyên sâu hơn.
Lưu ý, phần kiến thức nâng cao này cần được phát triển từ những vốn kiến thức căn bản trước kia để tạo nên liên kết, giúp việc tiếp thu kiến thức được khoa học hơn, chắc chắn hơn.
Đồng thời, bạn cũng sử dụng những vốn từ và mẫu câu ngữ pháp đã học được, và tự hình thành nên những đoạn hội thoại để giao tiếp đơn giản trong cuộc sống. Và khi đến giai đoạn này, kĩ năng nói cũng cần được phát triển hơn. Để đạt được điều đó, bạn hãy luyện nghe nhiều để nắm được cách phát âm của người bản xứ và học được các tips nối âm, nuốt âm,..
Cần lưu ý phải phân bố thời gian thật hiệu quả, tránh việc bị ngắt quãng làm giảm độ tập trung cũng như ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. Các học phần phải có độ liên kết và gắn liền với nhau, tránh học nhồi nhét hay nhảy cóc kiến thức.
Giai đoạn 3 (1 tháng cuối): Nâng cấp trình độ
Sau khi vừa nắm vững được kiến thức cơ bản, vừa chuẩn hóa và nâng cao chúng thì đến với 1 tháng cuối, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp trình độ của mình lên một mức độ cao hơn. Hướng đi cho giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào mục đích cuối cùng mà bản thân bạn muốn đạt được. Ví dụ như: học tiếng anh giao tiếp phục vụ cho việc đi làm; học tiếng anh để đi du học; hay để đạt được những chứng chỉ.
Ví dụ nếu mục tiêu hướng tới của bạn là để thi IELTS, bạn có thể tham khảo các cuốn sách như: Key Words for IELTS, English Grammar In Use, Grammar For IELTS,… trong lộ trình học tiếng Anh của mình.
Lộ trình 3: Lộ trình học tiếng Anh giúp vững cả 4 kĩ năng
Kĩ năng nghe:
Đây là kĩ năng đầu tiên cần được rèn luyện để rèn luyện các kĩ năng khác, đặc biệt là kĩ năng nói.
Có rất nhiều cách để bạn tập nghe, tiểu biểu nhất là học thông qua phim ảnh. Lưu ý phải lựa chọn phim phù hợp với sở thích cũng như là trình độ của mình để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên bạn cũng cần có một “tinh thần” thật tỉnh táo, luôn nhận thức được mục tiêu của mình để tránh bị “lậm” phim làm giảm độ tập trung.
Sau khi trình độ đã lên ở một cấp độ cao hơn, bạn hãy tìm những video thuyết trình, tranh luận của những chuyên gia nước ngoài về 1 vấn đề gì đó trong đời sống xã hội; hay xem các bản tin như BBC, CNN,..
Phương pháp này không chỉ giúp trau dồi thêm được nhiều từ vựng hơn, quen được với cách phát âm và ngữ điệu của người bản xứ; mà hơn thế còn tiếp thu thêm được nhiều thông tin bổ ích.
Trong quá trình áp dụng cách học này, bạn cũng đừng quên ghi lại những từ mới, mẫu câu mới và tự mình đặt chúng vào những tình huống trong cuộc sống để có thể hiểu được kĩ và nhớ lâu hơn. Tốc độ nghe nên được đẩy dần mức độ lên theo từng lần. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng sub trong những lần nghe đầu tiên.
Kĩ năng nói:
Để có thể nói đạt đến trình độ vừa nhanh vừa chuẩn xác thì không có gì tốt bằng việc thực hành thường xuyên, liên tục.
Đầu tiên cần phải học phát âm theo bản phiên âm IPA quốc tế. Đây là hành trang đầu tiên giúp bạn có thể nói đúng được các từ cũng như các câu. Sau khi đã đọc được trôi chảy thì tiếp tục đẩy tiến độ lên level cao hơn.
Ở giai đoạn này, bạn sẽ tập nói với tốc độ nhanh hơn với cách đọc nối âm, nuốt âm,…Kèm theo đó, mỗi câu nói ra cũng cần phải có ngữ điệu nhấn nhá diễn cảm. Việc áp dụng đúng phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe như ở trên cũng là một tác động thúc đẩy cực kì quan trọng để khả năng nói của bạn được cải thiện lên rõ rệt.
Kĩ năng đọc:
Sau nghe và nói thì chắc chắn là đọc!
Hãy tạo cho mình thói quen đọc mọi thứ bằng tiếng Anh chứ không dịch từ Anh qua Việt nữa. Cách này chắc chắn sẽ giúp nâng cao khả năng đọc hiểu lên rất nhiều.
Tất nhiên, nội dung các văn bản sẽ phải thay đổi theo từng thời kì khác nhau sao cho phù hợp nhất với trình độ của mình. Đọc những nội dung quá sức hay quá đơn giản so với khả năng của bản thân cũng sẽ làm cho lộ trình học tiếng Anh trở nên không hiệu quả, thậm chí còn rất dễ nản chí.
Ban đầu, bạn hãy lựa chọn những văn bản ngắn, sử dụng từ ngữ cơ bản và có nội dung đơn giản. Sau một quá trình lặp lại thường xuyên như vậy, bạn sẽ phát hiện ra nhiều cách dùng từ hay ho với mới mẻ hơn. Đồng thời cũng nhờ đó mà phát hiện được những lỗi dùng từ sai mà trước giờ chính bản thân cũng không biết.
Một số website tin tức mà bạn có thể sử dụng trong quá trình học của mình, tiêu biểu phải kể đến như: Spreeder; Focus Magazine – issuu; New York Times Learning Network;….
Kĩ năng viết:
Cuối cùng là kĩ năng viết. Bạn có thể thực hành song song đồng thời 2 kĩ năng nghe và viết. Trước khi có thể tự viết ra những nội dung của riêng mình với cách dùng từ và diễn đạt chuẩn thì cần phải học hỏi từ những văn bản nước ngoài khác.
Tiếp đến bạn hay bắt đầu viết các chủ đề đơn giản như gia đình, sở thích, trường học, bạn bè,….
Để quá trình học tập thêm thú vị, bạn cũng có thể rèn luyện kĩ năng này bằng cách tập viết blog bằng tiếng Anh. Khi được viết về những điều mình thích sẽ khiến bạn thấy hứng thú hơn, thoải mái hơn. Các chủ đề viết nên đa dạng và tăng cấp độ theo thời gian.
Lưu ý: hãy luôn ghi nhớ và áp dụng những gì mình đã ghi chép được từ những văn bản nước ngoài trên.
Lộ trình 4: Lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Rèn luyện cách phát âm chuẩn xác:
Cũng tương tự như các lộ trình trên, phát âm luôn là thứ cực kì quan trọng cần phải được học đầu tiên để làm nền tảng phát triển các kĩ năng.
Phải học được cách phát âm chuẩn ngay từ đầu nếu không sẽ dẫn đến việc nói sai, nghe kém. Vì vậy, bạn hãy chuẩn hóa phát âm của mình thông qua bảng IPA.
Không chỉ vậy, trong quá trình học từ vựng, ngoài việc ghi nhớ ngữ nghĩ, bạn cũng hãy tạo thói quen ghi cả phiên âm sang bên cạnh cùng với trọng âm của từ để có thể đọc nó một cách chính xác nhé!
Liên tục trau dồi vốn từ vựng:
Đối với việc học một ngoại ngữ mới thì vốn từ vững cần được bổ sung trau dồi thường xuyên, thậm chí là mãi mãi. Chỉ khi có vốn từ phong phú, bạn mới có thể nói, viết được nhiều chủ đề với phản xạ nhanh; đọc hiểu văn bản tốt; nghe hiểu được mọi nội dung.
Bạn có thể học được thêm rất nhiều từ mới thông qua rất nhiều nguồn khác nhau như phim, ảnh, sách truyện, bài hát,…Vì vậy lượng vốn từ dường như là vô tận.
Tuy nhiên cũng vì vậy nên việc ghi nhớ được chúng lại là một bài toán nan giải mà không phải ai cũng tìm được đáp án phù hợp.
Cách tốt nhất chính là liên tục take note lại, chép lại nhiều lần, và quan trọng nhất là biết cách đặt chúng vào những ngữ cảnh, tình huống nhất định, hoặc thông qua hình ảnh minh họa cụ thể.
Luyện nghe:
Hãy rèn luyện kĩ năng này bằng cách sử dụng các vid giọng đọc, giọng nói của người bản xứ. Trong lần đầu tiên, bạn có thể sử dụng sub để có thể hiểu được nội dung. Sau đó hãy thực hiện đồng thời việc nghe và viết lại những gì mình nghe được (có thể điều chỉnh tốc độ vid chậm lại để nghe được rõ). Qua mỗi lần bạn hãy tăng dần dần tốc độ lên để quen dần với ngữ điệu chuẩn.
Một vài trang web uy tín để luyện listening cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo là: Story nory; ELLLO; Esl fast;….
Luyện nói:
Nói và nghe luôn là 2 kĩ năng gắn liền với nhau chặt chẽ với mức độ quan trọng như nhau. Khi nghe tốt thì nói mới tốt và ngược lại, khi nói lưu loát thì nghe mới trôi chảy.
Vì vậy, khi nghe vid, ngoài việc rèn luyện khả năng nghe, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian đó để bắt chước lại theo giọng điệu, cách nhấn nhá của người bản xứ.
Không chỉ vậy, học phải luôn đi đôi với hành. Do đó, bạn hãy cố gắng giao tiếp bằng tiếng Anh thường xuyên, tốt hơn cả là nói chuyện và trao đổi trực tiếp với người nước ngoài.
Luyện đọc:
Đọc hiểu cũng là một kĩ năng cần thiết và nếu không sử dụng đúng phương pháp thì nó sẽ trở thành một kĩ năng cực kì khó. Và tất nhiên, đối với mọi việc, muốn đạt được hiệu quả, muốn thành công thì cần phải rèn luyện thường xuyên. Bạn hãy bắt đầu với những đoạn văn, những mẩu chuyện đơn giản.
Đọc nhiều sẽ giúp bạn trau dồi thêm rất nhiều vốn từ mới, mẫu câu mới, thậm chí là cách diễn đạt mới mà chỉ có người bản xứ mới sử dụng.
Lưu ý: hãy đọc tại những nguồn uy tín như: The Guardian; VOA; sách truyện tiếng Anh;…để có thể vừa tiếp nhận được thông tin hữu ích, vừa học hỏi được cách dùng từ chính xác.
Những Câu Hỏi Thường Gặp
#1. Nên cho trẻ em học tiếng Anh từ lúc mấy tuổi?
Theo nghiên cứu của đại học Harvard, “độ tuổi vàng” để cho con bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ mới sẽ là từ 3 – 5 tuổi.
#2. Tự học tiếng Anh tại nhà liệu có hiệu quả?
Với thời đại công nghệ thông tin phát triển, có rất nhiều website, nền tảng đã ra đời để phục vụ cho quá trình nâng cao khả năng tiếng Anh ngay tại nhà. Thậm chí, đối với trẻ em, hiện nay nền tảng học tiếng Anh PalFish đã ra đời với hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 với người bản xứ ngay tại nhà. Điều này vừa giúp bé tập trung hơn, giáo viên nắm bắt được tiến độ phát triển của con hơn, đồng thời lại cực kì thuận tiện cho phụ huynh.
#3. Có thể nâng cấp trình độ tiếng Anh thành thạo cấp tốc chỉ trong vòng 6 tháng không?
Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào người học. Nếu như có đủ sự kiên trì, có mục tiêu để xây dựng nên lộ trình học tiếng Anh chi tiết thì không có gì là không thể.
Vài Lời Cuối
Một lộ trình học tiếng Anh cụ thể và chi tiết luôn là một điều cần thiết để người học đạt được những kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, chắc chắn rằng đi kèm với một kế hoạch hoàn hảo thì cần có cả động lực, sự kiên trì được hình thành từ niềm yêu thích ngoại ngữ trong mỗi người học thì mới có thể thực hiện được đúng các bước như bản thân đã đặt ra và đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tham khảo thêm bài viết liên quan:
- Lộ Trình Tự Học Tiếng Anh Tại Nhà hiệu quả trong vòng 6 tháng
- Gợi Ý Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu giúp nắm vững cả 4 kỹ năng
- Bí Kíp Xây Dựng Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Trẻ Từ A đến Z Theo Chuẩn Quốc Tế