Giống việc xây lên một ngôi nhà cần sắp xếp những viên gạch sao cho hợp lý và vững chắc, học tập cũng cần một quá trình dài với những kiến thức nền tảng và lộ trình phù hợp. Do đó, có một lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu cụ thể chính là móng nhà định hướng giúp các chúng ta có thể phát triển khả năng ngoại ngữ tốt hơn và xa hơn, tiếp thu cũng như vận dụng những điều được học một cách tối ưu, hiệu quả.
Nếu bạn là một phụ huynh mong muốn tìm kiếm một phương pháp học hiệu quả cho con mình, cũng đừng ngại ngùng mà đọc tiếp bài viết này. PalFish sẽ đưa ra cả những gợi ý cho người mới nói chung và trẻ em nói riêng!
Tầm Quan Trọng Của Việc Xác Định Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu
Như đã đề cập ở trên, một lộ trình tốt là nền tảng kiên cố để bé phát triển thuần thục cả 4 kỹ năng tiếng Anh của mình. Vậy, cụ thể thì tại sao nó lại quan trọng đến thế?
Đầu tiên, lộ trình cho người mới bắt đầu học tiếng Anh sẽ giúp gia đình, nhà trường và bản thân người mới tìm được cách học tập hiệu quả. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi người cần phương pháp học tập khác nhau. Vì vậy, xác định rõ con đường phát triển ngay từ đầu là điều vô cùng cần thiết.
Thứ hai, lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi: học cái gì? Học thế nào? Học với tần suất ra sao? Chiếc kim chỉ nam này sẽ hướng những người thủy thủ đi đúng đường, chọn lựa một thù lĩnh phù hợp và những người đồng đội cùng chung chí hướng. Vẽ lộ trình học tập là bước đầu tiên, là tiên quyết cho mọi sự tiếp thu sau này.
Chú trọng phát triển cả 4 kỹ năng không phải điều dễ dàng, đặc biệt là với các bé đang trong thời kỳ hiếu động, ham thích khám phá và vui chơi. Do đó, với trẻ em từ 3 đến 12 tuổi, bố mẹ cần quan tâm đến sở thích, khả năng của con, từ đó tìm ra lộ trình cho người mới bắt đầu học tiếng Anh phù hợp với bé. Nhờ vậy, không chỉ bé có định hướng rõ ràng hơn mà bố mẹ cũng biết cách sắp xếp thời gian, phân bổ rèn luyện kỹ năng sao cho hợp lý nhất.
Trước khi một thủy thủ ra khơi, bên cạnh chuẩn bị đầy đủ bản đồ, la bàn để tìm được nơi cần đến, họ còn trải qua một đợt huấn luyện nhằm mục đích nắm rõ những điều cần tránh khi đã bước lên tàu. Một lộ trình hoàn thiện và ít rủi ro bắt đầu từ việc xác định những lưu ý hoặc lỗi sai có thể gặp phải.
Những Lỗi Cơ Bản Và Các Lưu Ý Khi Lên Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu
Đôi khi, việc mất định hướng không chỉ đến từ lộ trình thiếu rõ ràng, mà còn vì những lỗi cơ bản nhưng lại bị nhiều người lãng quên.
Đặc biệt, vì trẻ em như tờ giấy trắng nên các lỗi cơ bản càng nguy hiểm. Để hạn chế tối đa điều này xảy ra, các bố mẹ cần lưu ý một số lỗi sai cơ bản khi học tiếng Anh cho người mới bắt đầu, từ đó, giúp bé có hành trang vững vàng hơn trước khi bước vào lộ trình phía trước.
Học từ vựng bằng cách học thuộc
Vốn từ vựng là nền tảng để tiếp xúc và làm quen với một ngôn ngữ mới. Thế nhưng, không ít người có suy nghĩ sai lầm, rằng học từ vựng chỉ quan trọng nhớ được mặt chữ và ngữ nghĩa. Tất nhiên, với 3000 từ vựng tiếng Anh, bạn có thể vượt qua kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia với số điểm như ý. Với 5000 từ vựng (bao gồm cả từ ngữ học thuật), bạn có thể đọc hiểu nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, số lượng từ ngữ đó sẽ chỉ đơn thuần là những kiến thức được in trong trí não, thiếu tính thực tiễn trong áp dụng nếu bạn không biết cách phát âm, đặt trọng âm sao cho đúng, chuẩn và chính xác. Thay vì lấy số lượng từ học được mỗi ngày là mục tiêu chính, hãy phân bổ từ vựng hợp lý cho từng ngày để không chỉ “thuộc” nghĩa và cách viết, mà còn thông thạo phát âm cũng như áp dụng vào tình huống cụ thể.
Chỉ tập trung nâng cao ngữ pháp
Với vai trò là sợi dây liên kết từ vựng, ngữ pháp được đề cao và chú ý giảng dạy ở cả Nhà trường lẫn các trung tâm tiếng Anh, đến ôn tập tại gia đình. Tuy nhiên, chỉ tập trung nắm vững ngữ pháp không đủ để khả năng tiếng Anh của bé phát triển toàn diện.
Tương tự học từ vựng, ngữ pháp cũng cần áp dụng một cách thông minh vào trong giao tiếp, trong đủ 4 kỹ năng để nó thật sự phát huy vai trò quan trọng của mình. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, nhiều câu nói giao tiếp thường ngày sai ngữ pháp nhưng vẫn đúng về mặt ngữ nghĩa. Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả tự học tiếng Anh cho người mới bắt đầu, cách áp dụng ngữ pháp thông minh cần được tất cả mọi người đề cao, xem trọng.
Phân chia thời gian chênh lệch cho 4 kỹ năng
Trên mỗi lộ trình, sẽ có những chặng cần dành nhiều thời gian, nỗ lực và sự tâm huyết, có những chặng có thể đi qua thật nhanh. Tuy nhiên, 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cần được phân đều thời gian để đạt kết quả tối ưu.
Cùng đặt lên bàn cân và so sánh. Chăm đọc, chăm nghiên cứu những bài viết tiếng Anh dài nhiều trang có thể giúp người mới bắt đầu xây dựng kho từ vựng khổng lồ, phản ứng nhanh khi gặp một văn bản ngoại ngữ. Nhưng đó hoàn toàn chỉ là xử lý trong não bộ qua phản ánh từ nhận thức, còn bạn sẽ không thể biết mình cần truyền đạt những điều đã thu về được ra sao.
Chỉ chú tâm vào luyện viết cũng sẽ đem đến kết quả tương tự. Nhưng nếu bỏ qua 3 kỹ năng còn lại và chỉ tập trung kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, bạn cũng không thể bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Tâm lý “Để mai chưa muộn”
Theo một số nghiên cứu của viện ngôn ngữ, để một người đạt đến trình độ thành thạo tiếng Anh, thời gian trung bình cần thiết người đó dành ra là 1200 giờ học (tương đương 20 – 26 tháng). Và sẽ còn rất nhiều quá trình học – làm – sửa diễn ra trong hành trình phát triển học vấn của mỗi người.
Thay vì suy nghĩ “Để mai chưa muộn”, bạn cần thấy rằng “Hôm nay đã là muộn” để xây dựng một lộ trình học tiếng Anh chi tiết, hiệu quả cho chính bạn hay con của bạn. Bắt đầu học tiếng Anh từ sớm là một lợi thế cực kỳ to lớn cho mỗi sự phát triển xa hơn trong tương lai.
Tóm lại, chắc hẳn phần đông đều nhận thức được vai trò của việc lên kế hoạch, cũng như tầm quan trọng từ một lộ trình đúng đắn. Vậy đâu là con đường phù hợp?
Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu Để Thành Thạo 4 Kỹ Năng
Theo Khung phân loại trình độ của Châu Âu (CEFR – Common European Framework of Reference), người mới bắt đầu muốn thành thạo 4 kỹ năng cần trải qua 6 cấp độ từ Elementary đến Fluent.
Dựa vào Khung phân loại trên, PalFish xin gợi ý lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu theo 4 bước chính.
Bước 1: Đề ra mục tiêu cho cả lộ trình và mỗi giai đoạn cụ thể
Bước đầu tiên học tiếng Anh, hay bất cứ lĩnh vực nào, đều là đề xuất mục tiêu mong muốn đạt được. Có mục tiêu, lộ trình sẽ có đích đến rõ ràng, từ đó mà động lực học tập tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, mục tiêu cũng giống một cây kim chỉ nam để hướng người nhập môn không lạc lối ngay cả khi đang thực hiện cuộc hành trình.
Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu cho cả lộ trình học tiếng Anh là trở thành bậc thầy IELTS, còn với mỗi giai đoạn nhỏ tương ứng là sử dụng thuần thục một kỹ năng cụ thể nào đó. Nếu chưa biết một mục tiêu tốt nên trông như thế nào, bạn có thể tham khảo mô hình SMART để có góc nhìn toàn cảnh hơn.
Bước 2: Xây dựng nền tảng tiếng Anh
Lịch học tiếng Anh cho người mới bắt đầu trong giai đoạn này cần được sắp xếp thường xuyên, dày đặc để vừa tiếp thu được nhiều kiến thức, vừa giúp những điều tiếp thu được lặp đi lặp lại và in sâu trong trí nhớ mỗi đứa trẻ.
Cụ thể, để phát triển lên những bậc cao hơn, trước hết cần xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc. Nền tảng đó được tạo nên bởi từ vựng, phát âm, trọng âm, ngữ pháp.
Học từ vựng
Đầu tiên, về từ vựng, có thể tổng hợp theo các chủ đề phổ biến, gần gũi và quen thuộc trong đời sống. Hãy biến từ điển tiếng Anh thành cuốn sách gối đầu giường, ghi chép từ cần học ra sổ tay hoặc giấy nhớ và khiến chúng hiện diện nhiều nhất có thể xung quanh cuộc sống của chúng ta.
Với các bé từ 3 đến 12 tuổi, bố mẹ có thể cho con học từ vựng thông qua sách truyện đơn giản, những video Youtube hay phim hoạt hình.
Cùng 4000 đầu sách và 700 phim hoạt hình đáng tin cậy từ những NXB Giáo dục hàng đầu thế giới, PalFish cam kết mở ra kho tàng từ vựng phong phú, sinh động thông qua những câu chuyện gần gũi để các bé học tập hàng ngày.
Học phát âm
Thứ hai, về phát âm, sau khi ghi nhớ mặt chữ và cách viết của từ, người mới bắt đầu cũng cần lưu ý mục phiên âm luôn được đề cập đến trong các cuốn từ điển truyền thống hay từ điển điện tử.
Với trẻ em, các bố mẹ có thể tham khảo Hệ thống phiên âm quốc tế IPA với 44 âm cơ bản giúp bé phát âm chính xác từ vựng được học và tự tin với khả năng nói tiếng Anh của bản thân. Phát âm tạo tiền đề cho kỹ năng nghe và nói, nên hãy kiên trì nghe người bản địa phát âm và bắt chước lại nhiều lần để nhận về kết quả như mong đợi.
Học ngữ pháp
Thứ ba, về ngữ pháp, bên cạnh nắm vững 12 thì cơ bản, người mới bắt đầu còn cần được trang bị nhiều kiến thức khác như mạo từ, danh từ, tính từ, câu điều kiện,… Học ngữ pháp không chỉ thuần nghe lí thuyết, học ngữ pháp cần được củng cố qua các bài tập và áp dụng vào thực tế giao tiếp. Ngữ pháp là điều kiện cần để phát triển chuyên sâu những kỹ năng khác trong tương lai. Các bố mẹ nên dành thời gian mỗi ngày cùng con luyện tập một vài bài tập ngữ pháp để con nắm vững và sử dụng thành thạo.
Bước 3: Rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết với những bài tập cơ bản
Kỹ năng nghe
Với việc tự học tiếng Anh cho người mới bắt đầu, nên lựa chọn những video có dung lượng vừa đủ và dễ nghe, có phụ đề dễ theo dõi. Hãy nghe với tốc độ chậm và đừng ngại nghe lại nhiều lần nếu không nghe được hết thông tin trong video. Và đặc biệt lưu ý, rằng luôn mang bên mình một quyển sổ ghi lại từ vựng và những câu giao tiếp ấn tượng nhằm phục vụ cho việc sử dụng sau này.
Đặc biệt, với những bé bắt đầu học tiếng Anh, bố mẹ cũng có thể trực tiếp đọc tiếng Anh để các bé chép chính tả nếu lo lắng việc nghe video hoàn chỉnh do người bản xứ phát âm là quá sức với một đứa trẻ.
Không chỉ vậy, vào giờ giải lao, trong mỗi bữa ăn hay trước giờ đi ngủ, bố mẹ có thể tìm một số bài hát bằng tiếng Anh với giai điệu dễ nghe, từ ngữ dễ nhận biết để bé tận dụng thời gian vừa nghỉ ngơi, vừa học tập.
Kỹ năng nói
Bên cạnh kỹ năng nghe, kỹ năng nói cũng là kỹ năng ưu tiên mà người mới bắt đầu nên dành thời gian luyện tập, phát triển. Bắt đầu bằng những đoạn giao tiếp chào hỏi đơn giản hàng ngày, đến các chủ đề quen thuộc trong đời sống, đến những lĩnh vực liên quan tới công việc,…, người mới bắt đầu nên lựa chọn một lộ trình rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Nếu chưa đủ tự tin để giao tiếp trước đám đông, bạn hãy tự đứng trước gương và luyện nói với chính bản thân mình.
Với trẻ nhỏ, các bố mẹ không thể ép con nói chuyện trước gương vì điều này có thể gây nhàm chán. Thay vào đó, bố mẹ có thể chú trọng tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho bé ngay từ khi còn nhỏ, hoặc để con tham gia các cuộc thi tranh biện, kể chuyện bằng tiếng Anh.
Giao tiếp là chìa khóa dẫn tới thành công, thành thạo kỹ năng nói từ khi còn nhỏ sẽ giúp các bé trở nên cởi mở, khéo léo và linh hoạt trong các công việc cần đến ngoại ngữ sau này.
Kỹ năng đọc
Có nhiều cách để đọc một văn bản tiếng Anh. Trong trường hợp có thời gian, người mới bắt đầu có thể lựa chọn một quyển sách, hoặc một hai bài báo mỗi ngày và tập trung đọc chuyên sâu, ghi chú những từ vựng hay, những mẫu câu có thể vận dụng trong văn viết. Với những văn bản dài nhưng yêu cầu xử lý thông tin nhanh, gấp, nên ưu tiên phương pháp skim, scan để có cái nhìn bao quát về văn bản, nắm rõ ý chính.
Hơn nữa, khi rèn luyện khả năng đọc, các bé hoàn toàn có cơ hội trau dồi khả năng nói bằng cách đọc to văn bản; vừa luyện phát âm, vừa học thêm được từ mới. Cha mẹ hãy là người ở bên đồng hành cùng con, sẵn sàng giúp đỡ con khi gặp khó khăn hay những từ lạ, từ khó.
Kỹ năng viết
Có một phương pháp khá hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em là thói quen mỗi ngày viết một trang nhật ký bằng tiếng Anh. Bạn có thể đặt bút viết một đoạn văn ngắn về chủ đề mà bạn yêu thích. Thông qua thói quen hàng ngày ấy, khả năng viết sẽ được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Ngoài ra, chăm đọc sách báo song ngữ và ghi lại những mẫu câu hay cũng là một phương pháp rèn luyện khả năng viết hiệu quả cho người mới bắt đầu.
Bước 4: Vận dụng và luyện tập thường xuyên trong đời sống hàng ngày
Sau cùng, các kỹ năng không được vận dụng cũng sẽ dần mai một, thậm chí là biến mất. Vì vậy, hãy tạo cơ hội nhiều nhất cơ thể để 4 kỹ năng tiếng Anh trau dồi suốt một quãng thời gian được phát huy giá trị của nó.
Tại PalFish, với mô hình 1 giáo viên – 1 học sinh cùng nội dung bài học phong phú, phương pháp giảng dạy tiên tiến, chất lượng, chúng tôi cam đoan tạo môi trường tốt nhất để giúp các bé không chỉ hình thành được 4 kỹ năng mà còn sử dụng thông thạo khả năng nghe, nói, đọc, viết ở trong thực tế.
Tóm lại, cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu sao cho hợp lý còn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần lưu ý các bước cơ bản và cần thiết để xây dựng một lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu chi tiết, phù hợp.
Câu Hỏi Thường Gặp
Làm thế nào để xác định trình độ của các bé, từ đó xây dựng lộ trình hợp lý?
Các bố mẹ có thể tham khảo các bài test tiếng Anh, test IELTS miễn phí trên các trang web để định vị chính xác khả năng của các bé. Sau khi biết những lỗ hổng kiến thức, hãy tự xây dựng lộ trình trên khung lộ trình chung để bổ sung và hoàn thiện vốn ngoại ngữ.
Kết thúc mỗi giai đoạn nhỏ trong lộ trình cần phải làm gì, có nên nghỉ ngơi hay bắt đầu luôn giai đoạn mới?
Khi bắt đầu bất cứ lộ trình học tập nào, nên tìm cho bản thân một người bạn đồng hành hoặc người thầy hướng dẫn. Kết thúc mỗi giai đoạn, hãy tự đặt ra những bài kiểm tra để biết được giai đoạn vừa rồi đã hiệu quả chưa, đã thật sự đạt được mục tiêu đề xuất ban đầu. Sau khi kiểm tra lẫn nhau hoặc được người hướng dẫn nhận xét, có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong lộ trình phát triển tiếng Anh đồng thời tiếp tục khắc phục những hạn chế tồn đọng từ giai đoạn trước.
Lời kết
Khởi động lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu ngay từ hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội phát triển nào sau này. Tất nhiên, không thể tránh khỏi những khó khăn, những sai lầm khi bắt đầu một hành trình mới. Vì vậy, với các em nhỏ, sự đồng hành của bố mẹ bên cạnh các em là vô cùng quan trọng, giúp các em không ngừng nâng cao khả năng tiếng Anh từng ngày.
PalFish mong rằng, với những chia sẻ trong bài viết, các bố mẹ nói riêng, hay người mới bắt đầu học tiếng Anh nói chung sẽ tìm thấy ánh sáng soi chiếu con đường tiếp thu ngoại ngữ cho riêng mình!
Tham khảo thêm bài viết liên quan:
- Lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà hiệu trong vòng 6 tháng
- Lộ Trình Học Tiếng Anh Siêu Chi Tiết Từ A đến Z Giúp Tránh Toàn Bộ Lỗi Sai Cơ Bản
- Gợi Ý Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu Giúp Nắm Vững Cả 4 Kỹ Năng