Chứng Chỉ CEFR | Những Thông Tin Hữu Ích Mà Bạn Chắc Chắn Nên Biết

Chia sẻ bài viết

Nội dung chính

Trong thời đại ngày nay khi mà xu thế hội nhập phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc sở hữu trình độ ngoại ngữ tốt sẽ là đòn bẩy cho những bước đường thành công sau này của mỗi chúng ta. Và để khẳng định được khả năng của mình thì chứng chỉ là một trong những bằng chứng cần thiết mà ai cũng nên có, tiêu biểu phải kể tới chứng chỉ CEFR.

Tuy nhiên PalFish tin không phải ai cũng đã thực sự hiểu rõ và nắm được đầy đủ các vấn đề liên quan về nó. Do vậy, trong bài viết dưới đây, PalFish sẽ giúp bạn nắm được các thông tin cụ thể và chính xác nhất về CEFR cũng như các tips để bạn có thể hoàn thành và nhận được chứng chỉ này một cách dễ dàng. 

Chứng Chỉ CEFR Là Gì? 

Chứng chỉ tiếng Anh CEFR là viết tắt của “Common European Framework of Reference for Languages” – một thang đánh giá mức độ thành thạo ngoại ngữ của châu Âu. Chứng chỉ này được ra đời vào những năm 1990 với mục đích thúc đẩy, nâng cao sự hợp tác giữa các giáo viên, giảng viên ngoại ngữ ở các quốc gia châu Âu. 

Theo CEFR, khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ được chia thành 6 bậc với cấp độ từ thấp đến cao: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Nó được áp dụng cả trong việc giảng dạy lẫn đánh giá. Hiện nay, chứng chỉ CEFR đã được coi là bộ tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, đồng thời được áp dụng rộng rãi và phổ biến không chỉ ở khắp châu Âu mà còn trên toàn thế giới. 

Điểm Khác Biệt Của Chứng Chỉ CEFR So Với Các Loại Chứng Chỉ Tiếng Anh Khác?

Bảng so sánh bằng CEFR với VSTEP 

Chứng chỉCEFR VSTEP
Đối tượngDành cho những đối tượng sau: 
– Sinh viên tại những trường đại học chính quy cần có chứng chỉ B1 CEFR để phục vụ cho việc tốt nghiệp
– Các học viên chuẩn bị thi hay tốt nghiệp
– Thạc sĩ cần bằng B1, B2 CEFR 
– Giáo viên, giảng viên tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, và Trung học phổ thông trên toàn quốc
Dành cho những đối tượng sau: 
– Thạc sĩ, nghiên cứu sinh 
– Sinh viên tại các trường Đại học và Cao đẳng 
– Giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp
Cấp độ đánh giáPhân thành 6 cấp độ từ thấp đến cao: 
– A1: Beginner – Căn bản 
– A2: Elementary – Sơ cấp
– B1: Intermediate – Trung cấp 
– B2: Uper Intermediate- Trung cao cấp
– C1: Advanced – Cao cấp
– C2: Proficient – Thành thạo 
Phân thành 3 cấp với 6 bậc: 
– Sơ cấp: gồm 2 bậc 1, 2
– Trung cấp: gồm 2 bậc 3, 4
– Cao cấp: gồm 2 bậc 5, 6
Giá trị Phổ biến và được sử dụng rộng rãi, có giá trị trên toàn thế giới Chỉ có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam 

Bảng So Sánh Chứng Chỉ CEFR Với Các Chứng Chỉ: TOEIC, IELTS, TOEFL

CEFR TOEIC IELTS TOEFL 
Nguồn gốcHội đồng Châu ÂuViện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ –  ETS (trụ sở tại Nhật Bản) Tổ chức ESOL thuộc trường Đại học Cambridge, Tổ chức giáo dục – IDP, và Hội đồng Anh – BCViện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ –  ETS (trụ sở tại Nhật Bản) 
Thời gian bài thi3h2h2h45ph200 – 270 phút
Hình thứcThi trên giấyThi trên giấy 2 hình thức: 
– Thi trên giấy: paper-based IELTS
– Thi trên máy tính: Computer-delivered IELTS
– Đề thi ở cả 2 hình thức đều giống nhau 
3 hình thức: 
– Thi trên intrnet: TOEFL IBT 
– Thi trên máy tính: TOEFL CB
– Thi trên giấy: TOEFL PBT
– Thời gian và số lượng câu hỏi ở mỗi hình thức thi sẽ khác nhau
Kỹ năng4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – ViếtTập trung chủ yếu 2 kỹ năng: Đọc – Viết4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết
Thang điểmPhân cấp A1 -> C2 0 – 990 Từ 0 đến 90 – 120/ 0 – 300/ 0 – 677

H2: Khung tham chiếu chứng chỉ CEFR với IELTS, TOEFL

CEFR TOEIC IELTS TOEFL IBTTOEFL CBTTOEFL PBT
A1 0 – 250 0 – 1.0 0 – 8 0 – 300 – 310
1.0 – 1.59 – 1833 – 60310 – 343
255 – 500 2.0 – 2.519 – 2963347 – 393 
A2 3.0 – 3.5 30 – 40 93 – 120397 – 433
B1501 – 7004.041 – 52123 – 150 437 – 473 
4.5 – 5.053 – 64153 – 180477 – 510
B2701 – 9005.5 – 6.565 – 78183 – 210513 – 547
C1901 – 9907.0 – 8.079 – 95213 – 240 550 – 587
C28.0 – 9.096 – 120 243 – 300590 – 677

Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Bài Thi Lấy Chứng Chỉ CEFR 

Cấu trúc đề thi 

Với mục đích đánh giá trình độ sử dụng ngôn ngữ thông qua 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết, cấu trúc bài thi chứng chỉ tiếng Anh CEFR sẽ bao gồm 5 phần. Cụ thể như sau: 

Phần 1: Grammar (Kiểm tra ngữ pháp) 

Đối với phần thi này, thí sinh sẽ có tổng cộng 40 phút để hoàn thành 100 câu trắc nghiệm. Mỗi câu sẽ có 5 phương án để bạn lựa chọn. Các câu hỏi sẽ đảm bảo tính ngắn gọn, tuy nhiên vì vậy nên thí sinh khi làm bài phải thực sự cẩn thận, tỉ mỉ và có kiến thức nền chắc chắn để có thể đưa ra đáp án đúng. 

Phần 2: Listening (Kiểm tra kỹ năng nghe) 

Đến với phần thi nghe, thí sinh sẽ được nghe một đoạn audio dài tầm 3 phút, sau đó tiến hành trả lời 12 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 20 phút. Cũng tương tự như trên, mỗi câu sẽ đưa ra 5 phương án để bạn lựa chọn. 

Về nội dung đoạn ghi âm, có thể sẽ xoay quanh những vấn đề sau: kể về một tình huống trong cuộc sống, miêu tả 1 căn phòng, ngôi nhà, hay thậm chí là bản đồ….Giọng đọc sẽ khá đa dạng, có thể là giọng Anh – Anh, Anh – Mỹ, hay Anh – Úc,….

Cách tốt nhất để rèn luyện khả năng nghe chính là tiếp xúc với người bản ngữ 
Cách tốt nhất để rèn luyện khả năng nghe chính là tiếp xúc với người bản ngữ 

Phần 3: Reading (Kiểm tra khả năng đọc hiểu)

Để nhận được bằng CEFR thì chắc chắn không thể bỏ qua kỹ năng đọc hiểu. Tổng thời gian thực hiện bài thi cũng trong vòng 20 phút. Bộ câu hỏi sẽ có thể gồm 09 câu hoặc 12 câu với 5 lựa chọn ở mỗi câu. 

Dung lượng bài đọc sẽ nằm trong khoảng dưới 1000 từ được chia thành 5 đến 6 đoạn ngắn. Nội dung các bài sẽ liên quan tới các chủ đề về kinh tế, thương mại, lịch sử,….Hoặc cũng có thể là những vấn đề xoay quanh cuộc sống đời thường hằng ngày.

Phần 4: Writing (Kiểm tra viết)

Trong phần thi này, thí sinh sẽ có thời gian làm bài là 15 phút. Với 1 câu hỏi duy nhất về 1 trong 2 chủ đề sau đây: 

  1. Viết 1 câu dựa vào 1 bức tranh (đã cho trước). Điểm đánh giá sẽ dựa vào các yếu tố: ngữ pháp, từ vựng miêu tả bức tranh 1 cách phù hợp nhất. (Write a sentence based on a picture)
  2. Viết 1 bài luận để trình bày quan điểm. Với chủ đề này, điểm đánh giá sẽ khó hơn khi không chỉ nhìn nhận về từ vựng hay ngữ pháp mà còn cả về bố cục của 1 bài luận. (Write an opinion essay)

Phần 5: Speaking (Kiểm tra khả năng nói) 

Phần thi này cũng chỉ gồm 1 câu hỏi với các dạng chủ đề chính như sau: 

  1. Tự miêu tả lại bức tranh – Describe a picture 
  2. Trả lời câu hỏi – Respond to questions 
  3. Dựa theo những thông tin được cung cấp sẵn, trả lời câu hỏi – Respond to questions using information provided 
  4. Đề xuất giải pháp – Propose solution
  5. Phát biểu, trình bày quan điểm của bản thân – Express an opinion

Cách ôn luyện đạt kết quả cao 

#1. Đối với phần thi ngữ pháp 

Thí sinh phải có nền tảng ngữ pháp ở mức trung bình trở lên. Dù các câu hỏi đều rất ngắn nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Phải đọc câu hỏi thật kĩ, phân tích thật tỉ mỉ để tránh đưa ra những lựa chọn do nhầm lẫn. 

Vì vậy, trong quá trình ôn thi, bạn phải nắm thật vững các kiến thức nền tảng. Đồng thời thực hành làm nhiều bài tập, sau đó tự đánh giá và chỉnh sửa những lỗi sai của mình. Đừng quên take note lại để không phạm phải một lỗi nhiều lần nhé!

Hãy nắm vững kiến thức nền tảng để đưa ra những lựa chọn đúng
Hãy nắm vững kiến thức nền tảng để đưa ra những lựa chọn đúng

#2. Đối với phần thi nghe 

Bạn phải làm quen với nhiều giọng tiếng Anh khác nhau, bao gồm: Anh – Mỹ, Anh – Anh và cả Anh – Úc. Đặc biệt phải chú ý những từ có phát âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn. Thí sinh cũng phải tập nghe những cách đọc nối âm, nuốt âm. 

#3. Đối với phần thi đọc hiểu

Đây là phần chiếm khá nhiều điểm vì vậy bạn cần phải luyện tập thật kĩ để đạt được kết quả tốt nhất. Mẹo để không mất nhiều thời gian khi làm phần thi này chính là kĩ năng đọc lướt, tóm gọn ý chính và nắm được những chi tiết quan trọng. 

Nắm được những mẹo nhỏ cũng sẽ giúp bạn hoàn thành phần thi dễ dàng hơn 
Nắm được những mẹo nhỏ cũng sẽ giúp bạn hoàn thành phần thi dễ dàng hơn 

#4. Đối với phần thi viết

Để có thể viết tốt thì trước tiên bạn phải tốt cả về mặt từ vựng lẫn ngữ pháp. Ngoài ra thí sinh khi tham gia kì thi lấy chứng chỉ CEFR cũng phải am hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, trong quá trình ôn luyện, bạn hãy không ngừng tìm tòi và thực hành viết nhiều chủ đề với đa dạng lĩnh vực nhất có thể. 

#5. Đối với phần thi nói 

Để hoàn thành tốt phần thi này, bạn hãy chú ý đến các yếu tố sau: cách phát âm, ngữ điệu, đồng thời còn phải nói đúng ngữ pháp, sử dụng từ vựng đa dạng, đặc biệt là sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để tránh lặp từ khi nói. 

Ngoài ra, vì thí sinh sẽ chỉ được trả lời duy nhất một lần và thông qua micro nên bạn cần luyện tập cách nói to, rõ ràng, tự tin để câu trả lời được truyền đạt và ghi lại một cách chính xác nhất. 

Hiện nay có rất nhiều trung tâm ôn luyện theo Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) với giáo trình học cụ thể. Trong đó không thể không kể đến PalFish – nền tảng học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 cực kì uy tín và chất lượng dành cho trẻ em. 

Tại đấy, bé sẽ được học với giáo trình độc quyền tập trung rèn luyện không chỉ 4 kỹ năng chính là Nghe – Nói – Đọc – Viết, mà còn kèm theo cả 5 kỹ năng khác như: Hát – Chơi – Biểu diễn – Thuyết trình – Tranh luận. Vì vậy PalFish luôn được đánh giá là nền tảng hàng đầu giúp nâng cao kết quả của bé tại kì thi chứng chỉ CEFR. 

Kì Thi Chứng Chỉ CEFR Diễn Ra Như Thế Nào? 

Sau khi đã nắm được cấu trúc, cách đánh giá cũng như ôn luyện thì câu hỏi “Thi CEFR ở đâu?”, “Lệ phí để thi lấy chứng chỉ này là bao nhiêu?” cũng là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy thì hãy cùng PalFish tìm hiểu ngay nhé!

Địa điểm và lệ phi thi chứng chỉ CEFR cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm
Địa điểm và lệ phi thi chứng chỉ CEFR cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm

#1. Địa điểm thi lấy chứng chỉ CEFR

Cho tới thời điểm hiện tại, Viện Khoa học Quản lý Giáo dục (IEMS) chính là tổ chức giáo dục đầu tiên ở Việt Nam đã được Bright online LLC Academy ủy quyền độc quyền để tổ chức thực hiện các kì ôn luyện cũng như khảo thí tiếng Anh theo CEFR. 

#2. Lệ phí

Với mức độ phổ biến cao, tính đến năm 2022, lệ phí cho một thí sinh tham gia kì thi lấy chứng chỉ CEFR sẽ nằm trong mức từ 900 000đ cho tới 3 300 000đ/người. 

H2: Một vài câu hỏi thường gặp 

#1. Tầm quan trọng của chứng chỉ CEFR lớn không?

Chứng chỉ CEFR tuy không quan trọng trong môi trường doanh nghiệp, tuy nhiên nó lại là khung tham chiếu tiêu chuẩn trong quá trình giảng dạy và đánh giá tại các trường học. 

#2. Cách tự đánh giá trình độ của mình theo khung tham chiếu chung châu Âu – CEFR? 

Bạn hãy sử dụng EF SET – bài thi được chuẩn hóa đầu tiên. Với bài thi này, bạn chỉ cần mất tầm 50 phút là để nhận được kết quả. 

Vài Lời Cuối 

Có rất nhiều chứng chỉ đã xuất hiện để đánh giá khả năng, trình độ ngoại ngữ của bạn và chứng chỉ CEFR là một trong những thang đo lý tưởng. PalFish hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về CEFR cũng như các thông tin cần thiết để có thể nhận được kết quả tốt trong bài thi.

Tham khảo bài viết liên quan:

Phạm Thu Hoài
Phạm Thu Hoài

Tôi là Phạm Thu Hoài, chuyên về hoạt động đào tạo trẻ em nói chung và đào tạo trẻ em tiếng Anh nói riêng của PalFish. Các lĩnh vực này đều được nghiên cứu theo góc nhìn đa chiều, về tâm lý, tính cách, sở thích,... để tìm ra cách học phù hợp nhất cho trẻ.

All Posts
Khám phá thêm
Những đối tác chiến lược của PalFish

Palfish làm việc với các tổ chức đẳng cấp thế giới và mở ra các mối quan hệ hợp tác sáng tạo, đáng tin cậy để cùng làm cho nền giáo dục tốt có thể tiếp cận được với nhiều trẻ em hơn trên toàn thế giới

Trải nghiệm
học thử miễn phí

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ VÀ NHẬN VOUCHER HỌC PHÍ 30%

Tuần lễ tri ân 20.11, PalFish gửi tặng gia đình 01 buổi học thử miễn phí cùng hàng trăm phần quà nhập học với tổng trị giá 200 triệu đồng.

0962.023.416