Trong xu thế hội nhập hóa, toàn cầu hóa hiện nay, việc sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ cũng trở thành một điều tất yếu với tất cả mọi người. Chứng chỉ ngoại ngữ mở ra hàng loạt các cơ hội hấp dẫn, đem đến nhiều chân trời mới cho từng cá nhân. Việc có cho mình một tấm bằng như chứng chỉ Cambridge không chỉ giúp bạn khẳng định năng lực mà còn là “tấm vé thông hành” bước vào những môi trường mới mẻ, năng động.
Giữa hàng loạt chứng chỉ tiếng Anh khác nhau, chứng chỉ Cambridge giữ một vị thế nhất định và được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Vậy chứng chỉ này có gì khác biệt so với IELTS, TOEFL, TOEIC,…? Sở hữu chứng chỉ Cambridge có thể giành về những lợi thế ưu việt nào? Hãy cùng PalFish điểm qua những thông tin cơ bản nhất về chứng chỉ này với bài viết sau đây nhé!
Chứng Chỉ Cambridge Là Gì?
Chứng chỉ Cambridge và Kỳ thi tiếng Anh Cambridge English Language Assessment
Kỳ thi tiếng Anh Cambridge bao gồm hệ thống các câu hỏi nhằm đánh giá, kiểm tra mức độ sử dụng tiếng Anh bao gồm cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Qua đó, người học không chỉ đánh giá được khách quan khả năng ngoại ngữ của mình mà còn được cấp chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế với nhiều cấp độ khác nhau.
Vậy thì chứng chỉ Cambridge là gì? Chứng chỉ Cambridge phản ánh năng lực tiếng Anh của người sở hữu, đồng thời là thang đo cụ thể để các thí sinh có lộ trình nâng cao tiếng Anh cá nhân một cách hệ thống và bài bản. Đây là chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế quan trọng có hiệu lực cho mọi đối tượng từ trẻ em, học sinh, sinh viên đến người đã ra trường và đi làm.
Chứng chỉ Cambridge được công nhận và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, chứng chỉ Cambridge được coi là chứng chỉ Anh ngữ Quốc tế bắt buộc với học sinh cấp 1, cấp 2 muốn chuyển tiếp sang chương trình tiếng Anh tăng cường theo quy định của hầu hết Sở Giáo dục và Đào tạo trên các tỉnh thành tại Việt Nam.
Lịch sử ra đời
Chứng chỉ Cambridge được cung cấp sau khi hoàn thành Kỳ thi Anh ngữ Cambridge (Cambridge English Language Assessment). Kỳ thi được đảm trách bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đánh giá chất lượng giáo dục – Hội Đồng Khảo Thí Tiếng Anh Trường Đại học Cambridge (Cambridge ESOL), một bộ phận của Trường Đại học Cambridge tại Vương Quốc Anh và là một nhánh của Cambridge Assessment.
Từ khi chính thức ra đời đến nay, chứng chỉ Cambridge đã dần được công nhận như một công cụ bảo chứng cho trình độ sử dụng ngôn ngữ Anh bởi nhiều đối tượng. Các trường Phổ thông, Đại học danh tiếng, hàng trăm ngàn nhà tuyển dụng, những cơ quan, bộ, ban, ngành trực thuộc Chính phủ,… đều dựa vào chứng chỉ tiếng Anh Cambridge để đánh giá đầy đủ kỹ năng vận dụng ngôn ngữ vào học tập và đời sống công việc của người học.
Tính đến nay, trên toàn thế giới, đã có hơn 5,5 triệu người tham gia kỳ thi đánh giá năng lực để sở hữu chứng chỉ Cambridge, phủ rộng tới nhiều đối tượng khác nhau bao gồm trong trường học, những cấp bậc giáo dục chung và cao hơn đến cả kinh doanh công sở.
Các thông tin cơ bản về chứng chỉ Cambridge
Các cấp độ
Chứng chỉ Cambridge không bao gồm những câu hỏi chung cho tất cả đối tượng mà chia nhỏ cho từng đối tượng thuộc các cấp độ khác nhau. Hội đồng Khảo thí của Đại học Cambridge đã nghiên cứu và xây dựng các cấp độ tiêu biểu cho từng trình độ cụ thể; từ đó tạo thành bộ khung câu hỏi với đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho mỗi cấp độ riêng.
Tổng quan, các chứng chỉ Cambridge được chia thành 6 cấp độ với từng đối tượng cụ thể:
– Chứng chỉ Cambridge Young Learners English (YLE): Chứng chỉ YLE bao gồm chuỗi các bài thi tiếng Anh được xây dựng và thiết kế dành cho đối tượng từ 4 đến 12 tuổi, là các bé nằm trong bậc giáo dục mầm ton, tiểu học và đầu trung học cơ sở. Trong chứng chỉ YLE lại được chia nhỏ thành 3 trình độ cơ sở: Starters (4 – 7 tuổi), Movers (8 – 10 tuổi) và Flyers (11 – 12 tuổi).
– Chứng chỉ Key English Test (KET): Đây là chứng chỉ dành cho thí sinh thuộc nhóm độ tuổi cao hơn (thanh thiếu niên và người lớn).
– Chứng chỉ Preliminary English Test (PET): Cambridge English: Preliminary, hay còn được gọi là Preliminary English Test (PET) là chứng nhận Anh ngữ quốc tế dành cho người ở trình độ trung cấp.
– Chứng chỉ First Certificate in English (FCE): Chứng chỉ FCE sẽ là cột mốc đánh dấu bước tiến tuyệt vời để người học ở trình độ trung cấp chuẩn bị cho các kỳ thi tiếng Anh cao cấp. Người đạt được First Certificate sở hữu những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để tự tin giao tiếp trong môi trường hoàn toàn nói tiếng Anh với những tình huống đa dạng hơn cả trong học tập và công việc.
– Chứng chỉ Certificate of Advanced English (CAE): Người đủ năng lực đạt được Cert of Advanced English (CAE) đã đạt đến mức độ cao cấp trong sử dụng Anh ngữ. Người học có khả năng trao đổi, giao tiếp trôi chảy, tự tin ở hầu hết tất cả trong học thuật và trong cuộc sống như người bản địa.
– Chứng chỉ Certificate of Proficiency in English (CPE): CPE là chứng chỉ ở cấp độ cao nhất trong các chứng chỉ Cambridge. Chứng chỉ Anh ngữ cao cấp Certificate of Proficiency in English cho thấy người sở hữu chúng đã có khả năng giao tiếp lưu loát, hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Từ chứng chỉ cho người mới bắt đầu (YLE: Starters) đến cấp bậc chứng chỉ cao nhất (CAE), người học hoàn toàn có thể căn cứ vào thang bậc trên để xây dựng lộ trình phát triển, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh bài bản, có căn cứ. Đồng thời, việc nắm rõ về các chứng chỉ Cambridge cũng giúp thí sinh tìm được thời điểm thích hợp dự thi nhằm đạt kết quả như kỳ vọng.
Đơn vị cung cấp và Thời hạn
Các chứng chỉ Cambridge được cung cấp bởi Cambridge English Language Assessment do Hội Đồng Khảo Thí Tiếng Anh Trường Đại học Cambridge (Cambridge ESOL) – một bộ phận của Trường Đại học Cambridge tại Vương Quốc Anh.
Đây là một trong những trung tâm đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ uy tín nhất toàn cầu. Trực tiếp do Cambridge ESOL đứng ra xây dựng và tổ chức, các chứng chỉ Cambridge rất có sức nặng tại các nền giáo dục khác nhau cũng như trong mắt các nhà tuyển dụng khó tính.
Các chứng chỉ Cambridge đều vô thời hạn, tức là chỉ cần bạn tham gia thi một lần, chứng chỉ Cambridge mà bạn được cung cấp sẽ có thời hạn vĩnh viễn mà không bị mất đi giá trị sử dụng sau 1 hoặc 2 năm như nhiều loại chứng chỉ hiện thời.
Đơn vị tổ chức thi và Cách thi
Truy cập trang chủ chính thức của hệ thống chứng chỉ Cambridge để có thêm thông tin chi tiết.
Thông thường, Cambridge sẽ ủy quyền tổ chức thi chứng chỉ Cambridge cho các trung tâm và thí sinh sẽ lựa chọn trung tâm phù hợp với mong muốn của mình. Tại Việt Nam nói riêng, sẽ có hai kiểu trung tâm tổ chức kỳ thi Cambridge, cụ thể:
– Trung tâm mở: Đây là những trung tâm được Cambridge ủy quyền mở thi chứng chỉ Cambridge cho tất cả thí sinh, ngay cả những thí sinh không ôn tập luyện thi tại trung tâm đó.
– Trung tâm khép kín: Theo ủy quyền của Cambridge, các trung tâm này chỉ nhận thí sinh dự thi chứng chỉ Cambridge chính là chứng những học viên đang ôn luyện thi tại trung tâm.
Tại Việt Nam, hiện nay, tất cả các Trung tâm thuộc hệ thống Cambridge đều được công bố với đầy đủ thông tin. Thí sinh có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm mình dự định đăng ký ôn luyện/dự thi để nhận được tư vấn chính xác nhất.
Chi phí tham gia
Tùy thuộc vào loại chứng chỉ muốn đăng ký thi và địa điểm dự thi mà lệ phí thi chứng chỉ Cambridge sẽ khác nhau. Thông thường, lệ phí sẽ dao động từ 700.000 đến 1.200.000 VND với các chứng chỉ cho bậc tiểu học và trung học cơ sở; 1.500.000 đến 3.000.000 VND cho các kỳ thi còn lại tùy trình độ mà thí sinh lựa chọn.
Quy đổi chứng chỉ Cambridge sang CEFR
Là chứng chỉ đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng tiếng Anh, các cấp độ nằm trong hệ thống chứng chỉ Cambridge được xây dựng và thiết kế dựa trên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR). Đây là bảng quy đổi các chứng chỉ Cambridge sang cấp độ CEFR tương ứng mà bạn đọc có thể tham khảo:
Cambridge | CEFR |
Young Learners English: Starters | Pre A1 |
Young Learners English: Movers | A1 |
Young Learners English: Flyers | A2 |
Key English Test | A2 |
Preliminary English Test | B1 |
First Certificate in English | B2 |
Certificate of Advanced English | C1 |
Certificate of Proficiency in English | C2 |
Chứng chỉ Cambridge Young Learners English (YLE)
Có rất nhiều cuộc thi tiếng Anh và chứng chỉ Anh ngữ được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu khẳng định năng lực ngôn ngữ ở người học. Do vậy, mỗi độ tuổi sẽ có những loại chứng chỉ phù hợp để đánh giá kỹ năng. Phổ biến nhất không thể không kể đến kỳ thi Anh ngữ Cambridge – một trong những kỳ thi hàng đầu dành cho trẻ em, đặc biệt trẻ trong giai đoạn 4 – 12 tuổi với chứng chỉ Young Learners English (YLE).
Chứng chỉ YLE là gì?
Chứng chỉ Cambridge Young Learners English, hay còn được gọi Chứng chỉ Cambridge tiểu học, là chuỗi bài thi với cấc hệ thống câu hỏi đơn giản, gần gũi, sinh động nhằm thu hút, kích thích và phát huy tối đa khả năng tiếng Anh của trẻ. Kỳ thi YLE được nghiên cứu và xây dựng dành riêng cho nhóm đối tượng 4 đến 12 tuổi sao cho phù hợp mà vẫn đánh giá khách quan, đầy đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Các cấp độ của chứng chỉ YLE
Chứng chỉ Cambridge cho trẻ em (YLE) được chia thành 3 cấp độ với từng độ tuổi và độ khó khác nhau, bao gồm: Starters, Movers và Flyers.
– Starters: Đây là kỳ thi đầu tiên trong số ba kỳ thi của Cambridge Enlish: Young Learners. Đối tượng dự thi chính là các bé 4 – 7 tuổi (đang theo học mẫu giáo và lớp 1 của bậc Tiểu học). Đạt được Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Starters, các bé đã có thể hiểu và sử dụng các câu đơn giản, đọc và viết được bảng chữ cái tiếng Anh.
Bài thi Cambridge Starters sẽ bao gồm 3 phần chính và kéo dài 45 phút: Listening (20 phút), Reading & Writing (20 phút), Speaking (3 – 5 phút)
– Movers: Sau khi vượt qua Starters, các bé sẽ đến với bài thi thứ 2 – Cambridge Movers. Đối tượng chính mà Chứng chỉ Anh ngữ quốc tế này hướng tới là các thi sinh trong độ tuổi 8 đến 10 (lớp 2 đến lớp 4 thuộc hệ tiểu học). Hoàn thành xuất sắc bài thi thứ hai, học viên có thể: tham gia giao tiếp, trao đổi cơ bản về một chủ đề quen thuộc; hiểu được những thông tin, lưu ý cơ bản; đọc và viết các câu đơn giản (về thời gian, ngày tháng, địa điểm).
Bài thi A1 Movers kéo dài 60 phút và cũng bao gồm 3 phần: Listening (25 phút), Reading & Writing (30 phút), Speaking (5 – 7 phút)
– Flyers: Đây là cấp độ cuối cùng và cao nhất trong chuỗi kỳ thi Cambridge YLE, tương đương với trình độ A2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR). Kỳ thi Flyers sẽ dành cho các bé t 11 – 12 tuổi (theo học lớp 5 và 6).
Kết thúc 3 chứng chỉ của Cambridge YLE, hành trang kỹ năng của các bé đã đủ vững để giao tiếp trong các tình huống quen thuộc và tương tác với những người nói tiếng Anh chậm, rõ ràng; hiểu tiếng Anh viết đơn giản, những thông báo ngắn hay những chỉ dẫn bằng lời; viết các câu ngắn gọn, đơn giản với lối diễn đạt và từ vựng cơ bản.
Vì sao YLE là lựa chọn hàng đầu cho các bé trong độ tuổi 4 – 12?
– Chứng chỉ YLE là bằng chứng khách quan để phụ huynh cùng các bé đánh giá được trình độ Anh ngữ, cũng như lên kế hoạch tiếp tục rèn luyện, phát triển.
– Bài kiểm tra được xây dựng gần gũi với những tình huống giản đơn đời thường, lồng ghép những bài học trong cuộc sống để các bé lớn lên về cả tâm hồn.
Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ Cambridge
Được rất nhiều tổ chức lớn và uy tín công nhận, được rất nhiều gia đình và học viên quan tâm và đầu tư, chứng chỉ Cambridge có tác dụng gì mà nhận được nhiều sự tín nhiệm như vậy?
Lộ trình chi tiết để phát triển toàn diện 4 kỹ năng
Một hạn chế tồn đọng trong dạy và học tiếng Anh là sự đề cao quá mức hai kỹ năng Đọc và Viết cho học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, rất cần những giải pháp để nâng cao đầy đủ 4 kỹ năng cho người học tiếng Anh, tạo môi trường thực hành và đánh giá kết quả, nhận xét để lộ trình cải thiện được hoàn hảo nhất.
Đáp ứng những điều đó, chứng chỉ Cambridge không chỉ phát triển hệ thống các kỳ thi dành cho nhiều đối tượng mà còn đặt ra tiêu chí cụ thể để đánh giá cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tham gia kì thi, học viên sẽ cần trau dồi kiến thức và rèn luyện đầy đủ các kỹ năng trên để đánh giá chính xác mức độ sử dụng ngôn ngữ của mình.
Tạo môi trường yêu thích và gắn bó với tiếng Anh
Chứng chỉ Anh ngữ Cambridge là một trong những số ít các chứng chỉ thiết kế từng bài thi riêng biệt phù hợp với các cấp độ khác nhau. Do đó, mọi đối tượng từ các bé mầm non đến người hiện đã đi làm đều có thể tham gia và được đánh giá một cách khách quan dựa trên những bộ tiêu chí định sẵn.
Đặc biệt, với các bé mầm non và Tiểu học, khi áp lực học tập và thành tích không đặt nặng như những đối tượng khác, chứng chỉ Cambridge đã sớm xây dựng cho các bé một môi trường để làm quen và sử dụng tiếng Anh. Từ đó, xây dựng tâm thế thoải mái và niềm ham thích tiếng Anh, tạo tiền đề hoàn thiện cả 4 kỹ năng trong lâu dài.
Chứng chỉ có thời hạn vĩnh viễn
Thông thường, các chứng chỉ Anh ngữ được công nhận rộng rãi khác nhiw IELTS, TOEIC, TOEFL,… sẽ có thời hạn trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, chứng chỉ Cambridge lại có thời hạn vĩnh viễn. Bạn chỉ cần dự thi một lần và kết quả đó sẽ được công nhận mãi mãi. Vì vậy, hãy chuẩn bị hành trang thật tốt và lựa chọn thời điểm thích hợp để đạt được chứng chỉ Cambridge với kết quả như mong muốn.
Độ phủ sóng rộng rãi trên toàn thế giới
Chứng chỉ Cambridge đã được công nhận rộng rãi trên 150 quốc gia, được hàng triệu người học tiếng Anh tin tưởng để kiểm tra trình độ của mình.
Với người học, một chứng chỉ Anh ngữ toàn cầu như chứng chỉ Cambridge chính là viên gạch xây nên chiếc cầu nối đa quốc gia, tạo cơ hội để các bạn trẻ yêu ngoại ngữ và mong muốn trải nghiệm đa văn hóa có thể kết nối với nhau thông qua ngôn ngữ chung là tiếng Anh.
Chìa khóa mở ra hàng ngàn cánh cửa cơ hội trong học tập và công việc
Không chỉ đem lại lợi ích trong giao tiếp đời thường, Cambridge còn là tấm vé thông hành vào các trường Phổ thông, Đại học danh tiếng; các tập đoàn hàng đầu.
Hiện tại, ở Việt Nam, rất nhiều trường xây dựng chương trình học dựa trên các cấp độ chứng chỉ Cambridge, từ đó yêu cầu về đầu ra bắt buộc với từng học viên.
Nhiều tập đoàn lớn mạnh, nổi tiếng toàn cầu như Nestlé, KPMG, PwC,… công nhận chứng chỉ Cambridge như một tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên. Cấp độ chứng chỉ Cambridge càng cao tạo ra lợi thế càng cao để cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng.
Đơn vị tổ chức học uy tín
Trong hàng loạt các trung tâm ôn luyện tiếng Anh cho trẻ em, PalFish tự hào là đơn vị tiếng Anh trẻ em trực tuyến 1-1 lớn nhất thế giới. PalFish đã xây dựng thành công hơn 60 triệu lộ trình học cho học viên trên toàn thế giới bám sát theo các cấp độ chứng chỉ Cambridge. Nội dung, mục tiêu khóa học đều được thiết kế phù hợp với các đối tượng thuộc các nhóm chứng chỉ khác nhau.
Bên cạnh đó, sách và giáo trình PalFish sử dụng trong giảng dạy cũng được ủy quyền 100% bởi nhà xuất bản Cambridge. Các bé sẽ tránh được việc học sai bài, bài không đúng chuẩn, thứ tự phát triển các cấp độ bị lộn xộn và tránh những kiến thức, thông tin lệch lạc.
Nếu bố mẹ đang muốn tìm một người bạn đồng hành cùng con để bước vào kỳ thi Cambridge nói riêng hay phát triển, hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh nói chung thì hãy liên lạc ngay với PalFish để nhận được sự trợ giúp nhé!
Các câu hỏi thường gặp
Chứng chỉ Anh ngữ quốc tế Cambridge có cần thiết cho học sinh mầm non và tiểu học không?
Chứng chỉ Cambridge phục vụ rất nhiều trong học tập, công việc và đời sống. Chứng chỉ Cambridge là điều kiện cần thiết để các bé có thể chuyển tiếp lên các chương trình tiếng Anh nâng cao hay thi vào những ngôi trường lớn, danh tiếng ưu tiên chất lượng ngoại ngữ.
Có bắt buộc phải thi theo đúng thứ tự các cấp trình độ của chứng chỉ Cambridge không?
Thí sinh sẽ không bị bắt buộc phải tham gia thi lần lượt theo các cấp độ từ Starters đến FCE mà có thể thi vượt cấp với điều kiện đảm bảo được những yêu cầu kì thi đó đề ra. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn kỳ thi mà bạn cho rằng phù hợp nhất với trình độ hiện tại của mình.
Chứng chỉ Cambridge YLE được công nhận tại Việt Nam như thế nào?
Tại Việt Nam, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình tiếng Anh 10 năm hiện nay có thể lấy các chứng chỉ YLE như Starters, Movers, Flyers làm tiêu chí đánh giá đầu ra của chương trình, cụ thể học sinh học hết lớp 4 phải có trình độ tiếng Anh tương đương Starters, hết lớp 5 phải có trình độ tiếng Anh tương đương Movers và hết lớp 6 phải có trình độ tương đương Flyers.
Tạm kết
Chứng chỉ tiếng Anh đang ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi những lợi ích nó mang lại. Nếu bạn còn đang băn khoăn liệu có nên ôn luyện để nắm giữ một chứng chỉ tiếng Anh, hay loại chứng chỉ nào phù hợp với mình; sao bạn không thử đầu tư vào chứng chỉ Cambridge vì biết đâu sẽ có lãi?
Hy vọng với những chia sẻ của PalFish về chứng chỉ Cambridge, bạn sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất cho mình nhé!
Tham khảo bài viết liên quan:
- Hé lộ tất tần tật những điều quan trọng về chứng chỉ YLE (Starters, Movers, Flyers)
- Những thông tin hữu ích mà bạn chắc chắn nên biết về chứng chỉ CEFR
- CEFR là gì? tất tần tật các thông tin cần biết về khung tham chiếu Châu Âu