CEFR Là Gì? Tất Tần Tật Các Thông Tin Cần Biết Về Khung Tham Chiếu Châu Âu

Chia sẻ bài viết

Nội dung chính

CEFR là gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang cố gắng thay đổi, làm mới bản thân bằng cách “bỏ túi” cho mình ngôn ngữ thứ hai, thứ ba,… từ đó theo kịp với bước chuyển to lớn của thời đại, của kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa.

Mỗi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ có những khung tham chiếu khác nhau nhằm đưa ra đánh giá một cách rõ ràng, thống nhất về đối tượng. Với các ngành ngôn ngữ nói chung, hay tiếng Anh nói riêng, cũng có các hệ quy chiếu để đánh giá khả năng ngoại ngữ mà một cá nhân đạt được. Nổi bật trong đó là CEFR – một thước đo chuẩn xác và phổ biến dành cho những ai quyết định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Vậy, rốt cuộc thì CEFR là gì? Hãy cùng PalFish “bóc term” Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu – CEFR để thu về những kiến thức hữu ích nhé!

Những Thông Tin Cơ Bản Về CEFR

Khung tham chiếu CEFR là một khái niệm không quá xa lạ với dân ngoại ngữ. Tuy nhiên, có lẽ chưa nhiều người hiểu hết về mục đích ra đời cũng như những lợi ích, cùng những hạn chế,… mà CEFR mang lại. Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản nhất về Khung tham chiếu tiếng Anh châu Âu này nhé!

CEFR là gì?

Định nghĩa CEFR

Đầu tiên, CEFR là gì? CEFR là viết tắt của cụm từ Common European Framework of Reference – Khung Tham Chiếu Trình Độ Ngoại Ngữ Chung Châu Âu. Đây là một thang bậc tiêu chuẩn được công nhận bởi quốc tế để đánh giá trình độ ngoại ngữ của một người.

CEFR Là gì - là một Khung Tham Chiếu Trình Độ Ngoại Ngữ Chung Châu Âu
CEFR Là gì – CEFR là một Khung Tham Chiếu Trình Độ Ngoại Ngữ Chung Châu Âu (Nguồn: Label)

CEFR chỉ ứng dụng với tiếng Anh?

Quy Tắc Thành Thạo (ACTFL) của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ, Tiêu Chuẩn Ngôn Ngữ Canada (CLB), Hội Bàn Tròn Các Tổ Chức Ngôn Ngữ (ILR),… cũng là các khung tham chiếu với mục đích tương tự: mô tả mức độ thông thạo ngoại ngữ của người học.

Tuy nhiên, khác với các thang đo trên, CEFR có nguồn gốc từ châu Âu. Do đó, thang đánh giá này được thiết kế sao cho phù hợp với tất cả ngôn ngữ châu Âu, qua đó giúp cá nhân và những người xung quan đánh giá một cách khách quan, có cơ sở các kỹ năng ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Đức,…

Các cấp độ trong CEFR

CEFR không gắn với một ngôn ngữ, một bài thi nhất định. Qua khung tham chiếu CEFR, người sử dụng nó sẽ có căn cứ để đánh giá trình độ và mức độ sử dụng thông thạo ngôn ngữ của một người thông qua các tiêu chí được khẳng định trong Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu.

Khung tham chiếu CEFR chia thành 6 cấp độ thành thạo ngoại ngữ, bắt đầu từ A1 (người mới bắt đầu) đến C2 (người thành thạo hoàn toàn một ngôn ngữ) với những tiêu chí tương ứng:

  • Level A1 – Mới bắt đầu: hiểu và sử dụng các câu đơn giản nhằm giao tiếp một cách dễ hiểu; biết cách sử dụng các mẫu câu giao tiếp cơ bản và giới thiệu bản thân; nghe được ở tốc độ nói chậm và phát âm rõ ràng.
  • Level A2 – Sơ cấp: Hiểu và sử dụng các câu giao tiếp thông thường; có thể nghe và trò chuyện về những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống mà không bị bỏ lỡ thông tin.
  • Level B1 – Trung cấp: Các câu có thể sử dụng đã bắt đầu trở nên đa dạng, phức tạp hơn; hiểu và giao tiếp được hầu hết các tình huống có thể xảy ra, bên cạnh đó giới thiệu được những thông tin khác về bản thân như ước mơ, sở thích cũng như trình bày rõ ràng lý do, câu chuyện đi cùng với đó.
  • Level B2 – Trên Trung cấp: Sử dụng được các mẫu câu chi tiết, phức tạp, rõ ràng trong cả giao tiếp và văn viết; có thể hiểu và nói chuyện lưu loát trong các tình huống phức tạp hơn; tự tin trò chuyện cùng người bản địa.
  • Level C1 – Cao cấp: Vận dụng ngôn ngữ linh hoạt trong giao tiếp và các văn bản mang tính chuyên môn, phục vụ cho học tập, công việc hay các hoạt động xã hội khác.
  • Level C2 – Thành thạo: Nhanh nhạy, hiểu rõ và sâu các văn bản tiếng Anh; giao tiếp khéo léo, tự nhiên, trôi chảy, phát âm chính xác kể cả trong các tình huống giao tiếp bất ngờ, phức tạp với các câu phức yêu cầu chính xác ngữ pháp cũng như từ vựng phong phú.

Sự ra đời của CEFR

Vào những năm của thập niên 1990, với mong muốn thúc đẩy sự hợp tác giữa các giáo viên ngôn ngữ trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu, Hội đồng châu Âu đã xây dựng CEFR. CEFR ra đời với nhiệm vụ đề ra một bộ khung thang bậc chuẩn mực, tham chiếu từ đó, các tổ chức giáo dục và các nhà tuyển dụng sẽ có những căn cứ nhất định để đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ của các cá nhân.

Khung tham chiếu châu Âu tiếng Anh được thiết kế để phù hợp trong quá trình đánh giá giảng dạy và tuyển dụng. CEFR cung cấp thông tin mô tả trình độ ngôn ngữ của bạn đang ở đâu bằng cách cung cấp tới bạn một bộ tiêu chí.

Như đã đề cập ở trên, ví dụ: giáo viên hay các nhà tuyển dụng, hoặc thậm chí chính bản thân bạn có thể đánh giá được năng lực ngoại ngữ châu Âu của bạn qua việc bạn sử dụng tiếng Anh hàng ngày. Nếu bạn đang ở trình độ C1, tức là bạn gần như có thể nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh trong các tình huống khác nhau với nhiều đối tượng và hàm lượng thông tin cần tiếp thu nhiều, khó.

Đối tượng sử dụng CEFR

Tại châu Âu – cái nôi sinh ra khung CEFR, Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung châu Âu rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là giáo dục và tuyển dụng kinh doanh.

Về giáo dục, CEFR được nhiều nhà trường làm hệ thống phân cấp trong giảng dạy ngoại ngữ. Dựa vào các tiêu chí CEFR đề ra, giáo dục sẽ xác định và xây dựng mục tiêu rõ ràng cho chương trình học tập và giảng dạy.

CEFR được áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh
CEFR được áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học sinh

Học sinh cũng sẽ căn cứ vào Khung tham chiếu này để lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, từ đó đáp ứng yêu cầu đặt ra. Chặng hạn, bạn cần có một lộ trình rèn luyện tiếng Anh phù hợp nếu yêu cầu đầu ra của bạn là đạt tối thiểu trình độ B2 – Trên trung cấp.

Về tuyển dụng, một trong các tiêu chí để nhà tuyển dụng cân nhắc, lựa chọn ứng viên là trình độ sử dụng thành thạo ngôn ngữ thứ hai. Nhằm tăng cơ hội việc làm, song song với việc nắm vững kiến thức chuyên ngành và trang bị kỹ năng mềm, các ứng viên có thể sử dụng điểm số của các kỳ thi được chuẩn hóa như TOEIC hay IELTS để chứng minh năng lực tiếng Anh của mình cho các nhà tuyển dụng.

Không chỉ tại châu Âu, hiện nay, một số quốc gia châu Á hay châu Mỹ Latin cũng đã áp dụng Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung châu Âu – CEFR vào trong hệ thống giáo dục. Ví dụ: tại Việt Nam, căn cứ vào Khung CEFR, theo quy định số 01/01/2014/BGD-ĐT:

– Sinh viên đại học chính quy trên cả nước cần phải có chứng chỉ B1.

– Học viên ở trình độ Thạc sĩ cần chứng chỉ B1, B2.

– Giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở cấp Tiểu học, Trung học cơ sở cần chứng chỉ B2 trở lên, cấp Trung học phổ thông cần chứng chỉ C1 và đối với giảng viên cần trình độ C1, C2.

Đánh giá ưu và nhược điểm của chứng chỉ CEFR

Khung Tham chiếu Châu Âu CEFR được chuẩn hóa và phổ biến đến vậy bởi rất nhiều lợi ích ưu việt. Tuy nhiên, bất cứ thước đo nào cũng đều có sai số nhất định, dẫn đến kết quả có thể đúng với người này nhưng lại không khớp với cá nhân kia. CEFR cũng không tránh khỏi một số hạn chế và sai lệch nhỏ nếu bạn sử dụng nó để đánh giá hoàn toàn trình độ ngoại ngữ.

Ưu điểm

  • Cung cấp các tiêu chí làm cơ sở trong việc đánh giá năng lực ngoại ngữ; đồng thời thiết kế chương trình giáo dục nhằm rèn luyện, hoàn thiện và phát triển tốt nhất khả năng ngoại ngữ của học sinh theo chuẩn châu Âu.
  • Chìa khóa mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên, người đi làm,… đang mong muốn hội nhập và trở thành công dân toàn công trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
  • Thang bậc tiêu chuẩn mô tả mức độ thông thạo ngôn ngữ, đặc biệt là trong môi trường học thuật.

Nhược điểm

  • Chứng chỉ CEFR chưa được chấp nhận và phủ sóng rộng rãi như một số chứng chỉ chuẩn hóa khác (TOEIC, IELTS,…).
  • Chia thành nhiều cấp độ, mỗi trình độ lại yêu cầu các kỹ năng và khả năng khác nhau.

Tầm Quan Trọng Của CEFR

CEFR là một trong những thang bậc tiêu chuẩn phổ biến nhất để đo lường, đánh giá mức độ thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt trong môi trường đòi hỏi kiến thức học thuật chuyên sâu, giao tiếp và sử dụng tiếng Anh chuyên nghiệp.

Đối với việc học tập, nếu bạn đang theo học một ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh, tiếng Đức,…, CEFR là khung tham chiếu được chuẩn hóa và thuận tiện để bạn thể hiện năng lực ngoại ngữ của mình với nhà trường. Ở châu Âu, CEFR còn chứng minh tầm quan trọng to lớn khi được rất nhiều trường học lựa chọn làm khung tham chiếu tiêu chuẩn rộng khắp và không bị hạn chế.

Đối với công việc, tuy chứng chỉ CEFR chưa được công nhận như một số chứng chỉ tiếng Anh khác, nhưng nó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi được đi cùng với những mô tả trình độ bổ sung (ví dụ như du học hoặc làm việc tại nước ngoài, tại các tập đoàn đa quốc gia,… – những trường hợp minh chứng bạn đã sử dụng kỹ năng ngôn ngữ của mình).

Vì vậy, sở hữu chứng chỉ CEFR là một thế mạnh giúp bạn nổi bật và giành về nhiều cơ hội trong học tập và công việc dù là trẻ em, học sinh, sinh viên hay người đi làm. Đó là nền tảng để bất cứ ai bước lên cao và xa hơn.

Hiểu rõ tầm quan trọng của Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu, tại PalFish, chương trình học và mục tiêu đầu ra dành cho các bé luôn được xây dựng dựa trên các bộ tiêu chí mà CEFR đề ra. Từ đó, PalFish không chỉ cung cấp cho bé lộ trình học để phát triển theo một thang bậc rõ ràng mà còn có thể đưa những lời khuyên dành cho bố mẹ nhằm cải thiện, nâng cao trình độ tiếng Anh, giúp bé đạt được kết quả tốt nhất.

CEFR là một thế mạnh đối với cả học sinh, sinh viên và người đi làm

Cách đánh giá cấp độ CEFR

Tương tự các chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận rộng rãi khác, để biết được trình độ CEFR của bản thân, bạn có thể làm một bài thi được thiết kế bài bản và chuẩn hóa hoàn toàn theo Khung tham chiếu trình độ mà CEFR quy định.

Mỗi ngôn ngữ châu Âu khác nhau sẽ được thiết kế và xây dựng một bài thi khác nhau để phù hợp với Khung tham chiếu CEFR. Để có thêm thông tin, bạn hãy tìm hiểu qua các cơ quan hướng dẫn chính thức của ngôn ngữ đó tại châu Âu, ví dụ như Liên minh Pháp ngữ dành cho tiếng Pháp, Viện Cervantes với tiếng Tây Ban Nha, hoặc Viện Goeth dành cho tiếng Đức.

Riêng với tiếng Anh, có rất nhiều chứng chỉ và bài thi tham khảo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu nhưng không mô phỏng hoàn toàn. Để biết rõ nhất trình độ CEFR của mình, sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn chính là bài thi EF SET – bài thi đầu tiên xây dựng toàn bộ dựa trên hệ tham chiếu CEFR và hoàn toàn miễn phí trên nền tảng online.

CEFR và EF SET

Bên cạnh câu hỏi: “CEFR là gì?”, có một băn khoăn kèm theo được không kém người thắc mắc: “EF SET là gì? EF SET và CEFR có mối liên hệ thế nào? Liệu tôi có cần chứng chỉ EF SET?”.

EF SET là gì?

Bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí trên nền tảng online
Bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh miễn phí trên nền tảng online

EF SET là Bài thi Anh ngữ Tiêu chuẩn EF. Bài thi tiếng Anh này được tổ chức hoàn toàn miễn phí trên nền tảng trực tuyến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, tương tự các chứng chỉ tiếng Anh được công nhận khác như TOEIC hay IELTS.

EF SET cung cấp giải pháp về một công cụ có thể kiểm tra, đánh giá, đo lường mức độ thành thạo ngôn ngữ Anh trong tầm giá hợp lý, dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Với mức lệ phí thi bằng 0 đồng, Bài thi Anh ngữ Tiêu chuẩn EF – EF SET tự hào là bài thi Anh ngữ miễn phí đầu tiên trên thế giới dành cho mọi cá nhân ở mọi trình độ.

Thang bậc điểm của chứng chỉ EF SET được tham chiếu, chuẩn hóa toàn bộ theo Khung tiếng Anh chuẩn châu Âu CEFR, giúp người sử dụng biết được chính xác trình độ các kỹ năng từ mới bắt đầu đến thành thạo.

Thang điểm EF SET

Bài thi EF SET sẽ được tính theo thang điểm từ 0 – 100. Tương ứng với 6 cấp bậc CEFR, EF SET được chia thành 6 mức điểm như sau:

Cấp độ CEFRĐiểm EF SET
A1 – Mới bắt đầu1 – 30
A2 – Sơ cấp31 – 40
B1 – Trung cấp41 – 50
B2 – Trên Trung cấp51 – 60
C1 – Cao cấp61 – 70
C2 – Thành thạo71 – 100

Sau khi hoàn thành bài thi, bạn sẽ nhận được cả hai kết quả tương ứng với hai hệ tham chiếu CEFR và EF SET.

Cấu trúc bài thi EF SET

Bài thi EF SET được phân loại thành 2 dạng bài kiểm tra đáp ứng nhu cầu và trình độ của tất cả người học từ căn bản đến nâng cao. Bao gồm:

Bài kiểm tra nhanh (Quick Check): Bạn sẽ có 15 phút để thực hiện 20 câu hỏi. Đúng như tên gọi, bài kiểm tra sẽ giúp bạn đánh giá kỹ năng đọc và nghe tiếng Anh của mình theo Khung Tham chiếu Tiếng Anh chuẩn châu Âu.

EF SET 50 (Bài kiểm tra đầy đủ): với bài kiểm tra này, bạn sẽ có 50 phút để làm bài đọc và nghe. Kết quả của bài thi cũng là đáp án chính xác về mức độ thành thạo kỹ năng đọc và nghe ngôn ngữ Anh của bạn theo hệ quy chiếu CEFR.

Những lợi ích của chứng chỉ EF SET

  • Làm đẹp hồ sơ hoàn toàn miễn phí: EF SET là bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu tiên cho tất cả cấp độ hoàn toàn miễn phí trên nền tảng trực tuyến. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, bạn sẽ được cấp chứng đã cá nhân hóa với mức phí 0 đồng để thêm vào CV.
  • Khung tham chiếu uy tín, đáng tin cậy: được căn cứ toàn bộ trên thang đo CEFR, bạn sẽ có cái nhìn khách quan và chính xác về hai kỹ năng đọc và nghe của mình, từ đó lên kế hoạch tiếp tục học tập hoàn thiện trong tương lai.
  • Tiện lợi, dễ dàng: nắm bắt xu thế trực tuyến hóa, bài kiểm tra mức độ thành thạo Anh ngữ EF SET cho phép bạn thực hiện mọi lúc, mọi nơi chỉ cần bạn trang bị các thiết bị điện tử được kết nối internet và đầy đủ năng lượng để thực hiện trong một giờ đồng hồ.
  • Quy đổi linh hoạt sang các chứng chỉ được công nhận khác: Điểm số được công nhận bởi EF SET có giá trị tương xứng với thang điểm đánh giá của TOEFL và IELTS. Vì vậy. bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết quả bài thi EF SET để so sánh với các chứng chỉ tiếng Anh khác và chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi như TOEIC, TOEFL, IELTS,…

Các câu hỏi thường gặp

Chứng chỉ CEFR có được công nhận ở Việt Nam không?

Khung Tham chiếu Trình độ Ngôn ngữ chung châu Âu đã được ban hành và sử dụng tại Việt Nam, áp dụng cho các đối tượng rộng rãi; đồng thời bằng CEFR cũng được các tổ chức và cơ quan chính phủ công nhận trên toàn thế giới.

Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ rõ: “Tài liệu phục vụ giảng dạy và học ngoại ngữ trên thế giới hiện nay rất đa dạng, phong phú và được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn các bộ giáo trình học tiếng Anh đều được thiết kế dựa trên các khung đánh giá trình độ và các chuẩn trình độ được thế giới công nhận rộng rãi, như Khung trình độ chung Châu Âu (CEFR)”

CEFR và TOEIC, IELTS cái nào khó hơn?

Rất khó để có thể so sánh hơn thua giữa các bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ khác nhau. Vì dù cùng kiểm tra, đánh giá đầy đủ bốn kỹ năng nhưng mỗi bài thi sẽ có một yêu cầu riêng và tiêu chí riêng được đề ra để đo lường mức độ thành thạo của bạn. Bạn nên tìm hiểu kỹ về các chứng chỉ ngoại ngữ bạn muốn sở hữu, cân nhắc những ưu điểm, hạn chế của từng loại và lựa chọn chứng chỉ phù hợp nhất với năng lực và nhu cầu của bản thân.

Quy đổi CEFR sang IELTS và TOEIC thế nào?

Như đã đề cập ở trên, mỗi chứng chỉ khác nhau sẽ có những tiêu chí đánh giá, chấm điểm khác nhau. Bảng quy đổi dưới đây chỉ mang tính tham khảo, cách thức xác định chính xác và hiệu quả nhất là chuẩn bị kiến thức thật tốt để thực chiến trong các kỳ thi.

Khung CEFRIELTSTOEIC
A11.0 – 2.5 
A23.0 – 3.5150 – 250
B14.0 – 4.5255 – 450
B25.0 – 6.0455 – 750
C17.0 – 8.0755 – 850
C28.5 – 9.0855 – 990

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của PalFish cho thắc mắc của nhiều học viên: “CEFR là gì?”. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết kết quả rèn luyện ngôn ngữ của mình đến đâu, thắc mắc về trình độ ngoại ngữ châu Âu hiện tại, hãy dành thời gian tìm hiểu CEFR cùng PalFish để tìm được đáp án cho mình nhé!

Hy vọng những hiểu biết PalFish đem đến trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn và trở thành hành trang cần thiết cho các học viên theo đuổi ngôn ngữ châu Âu, đặc biệt là tiếng Anh.

Tham khảo bài viết liên quan:

Phạm Thu Hoài
Phạm Thu Hoài

Tôi là Phạm Thu Hoài, chuyên về hoạt động đào tạo trẻ em nói chung và đào tạo trẻ em tiếng Anh nói riêng của PalFish. Các lĩnh vực này đều được nghiên cứu theo góc nhìn đa chiều, về tâm lý, tính cách, sở thích,... để tìm ra cách học phù hợp nhất cho trẻ.

All Posts
Khám phá thêm
Những đối tác chiến lược của PalFish

Palfish làm việc với các tổ chức đẳng cấp thế giới và mở ra các mối quan hệ hợp tác sáng tạo, đáng tin cậy để cùng làm cho nền giáo dục tốt có thể tiếp cận được với nhiều trẻ em hơn trên toàn thế giới

Trải nghiệm
học thử miễn phí

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ VÀ NHẬN VOUCHER HỌC PHÍ 30%

Tuần lễ tri ân 20.11, PalFish gửi tặng gia đình 01 buổi học thử miễn phí cùng hàng trăm phần quà nhập học với tổng trị giá 200 triệu đồng.

0962.023.416