Từ khi được sinh ra và lớn lên, mỗi trẻ nhỏ đều phải trải qua những giai đoạn thay đổi và phát triển tâm sinh lý khác nhau. Có những giai đoạn trẻ thường có xu hướng hành động theo suy nghĩ, cảm xúc của riêng mình, chống lại, không nghe lời khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu.
Tại sao lại như vậy? Có rất nhiều lý do dẫn đến việc các bạn nhỏ có những biểu hiện không nghe lời. Bài viết dưới đây sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu những lý do này và chia sẻ 13 cách dạy con nghe lời không bạo lực. Vì nếu trẻ không được cha mẹ hướng dẫn đúng cách từ sớm thì mọi thứ có thể tệ đi, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Vậy, con không nghe lời phải làm sao? Bố mẹ hãy cùng PalFish tìm hiểu sâu hơn nào!
Tại Sao Con Không Nghe Lời Và Luôn Có Tâm Lý Chống Đối?
Trẻ chưa nhận thức được điều đúng sai, phải trái
Các bạn nhỏ vẫn chưa thể có đủ khả năng ý thức, bao quát được những gì cần làm và không được phép làm vì con vẫn đang trong độ tuổi mong muốn học hỏi và khám phá thêm về thế giới.
Những việc cha mẹ nhờ hầu hết đều là những việc con sẽ phải làm một cách hoàn toàn thụ động. Vậy nên trẻ nhỏ thường lựa chọn trì hoãn thay vì làm ngay.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ trì hoãn, có thể do trẻ đang tập trung vào một việc khác trẻ thích, có thể do trẻ chưa ý thức được sự cần thiết của công việc bố mẹ yêu cầu, hoặc có thể do trẻ chưa có ý thức chủ động cho công việc cần phải làm,…
Nếu các yêu cầu của bố mẹ đưa ra vào lúc con tập trung làm việc khác thì việc con trì hoãn cũng là hành vi bình thường có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu con trì hoãn quá nhiều lần và thường xuyên, có thể hình thành cho con thói quen xấu, gây ảnh hưởng khi con lớn. Hậu quả trong tương lai có thể là: Trẻ thường làm theo cảm xúc, theo ý thích; không có tính kỷ luật; dễ bỏ dở công việc, không làm; không cố gắng hoàn thành công việc; chậm tiến độ,…
Tâm lý trẻ từ 1 đến 6 tuổi rất quan trọng vì đây là tiền đề nhân cách trẻ sau này, bố mẹ nên vô cùng cẩn thận để đảm bảo uốn nắn bé một cách phù hợp nhất.
Trẻ muốn thử “kiểm tra” phản ứng của người lớn
Những biểu hiện như: không nghe lời, cáu gắt, hét lên, cãi lại, làm ngược lại,… đôi khi không chỉ do trẻ bướng bỉnh mà còn có thể do trẻ muốn “kiểm tra” phản ứng của người lớn dành cho mình.
Trẻ sẽ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực để xem phản ứng ông bà, bố mẹ dành cho mình rồi từ đó tự điều chỉnh hành vi, thái độ khác nhau với những thành viên trong gia đình. Trẻ càng thông minh, khả năng phản ứng của chúng càng nhạy và biết cách kiểm soát một cách khôn khéo để yêu cầu người lớn làm theo những yêu cầu của mình.
Trẻ muốn chứng tỏ khả năng độc lập, tự quyết của bản thân
Ở mọi lứa tuổi, trẻ đều mong muốn được công nhận khả năng tự làm chủ bản thân theo nhiều cách thức khác nhau.
Sau khủng hoảng tuổi lên 3, có nhiều bạn nhỏ đã bắt đầu biết nói “không” với bố mẹ và có ý kiến của riêng của mình. Ví dụ khi bố mẹ bảo bé “Cho em búp bê đeo nơ hồng nhé?” “Không, con thích búp bê đeo nơ xanh cơ”, đây cũng là một cách bế thể hiện quan điểm bản thân.
Nhìn chung, trẻ luôn muốn được người lớn công nhận “mình đã lớn, mình có thể tự quyết mọi việc mà không nghe ai”. Từ đó, trẻ có những biểu hiện cãi bố mẹ, không nghe lời,… nhằm được bố mẹ chú ý và công nhận mình đã lớn. Tuy nhiên, tiều này đôi khi lại thành những vấn đề khiến cha mẹ lo lắng không biết phải làm sao?
13 Cách Dạy Con Nghe Lời Không Bạo Lực, Không Gây Áp Lực Lên Con
Bạo lực không bao giờ là cách để giải quyết vấn đề, thậm chí còn khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây PalFish sẽ giúp bố mẹ với 13 cách dạy con khi không nghe lời được tổng hợp từ các nguồn uy tín.
Cho trẻ làm bài trắc nghiệm tâm lý kiểm tra tinh thần hiện tại
Sức khỏe tinh thần luôn là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Để có cách dạy con nghe lời phù hợp, cha mẹ trước hết cần biết trạng thái tâm lý tinh thần hiện tại của con.
Cần phải chắc chắn con đang ở trạng thái tâm lý như thế nào, có mắc các vấn đề về tâm thần kinh nào không? Bởi với sự thay đổi của môi trường, của xã hội như hiện nay, con có thể bắt gặp những thứ khiến con dễ phát sinh các bệnh lý về sức khỏe, rơi vào trạng thái tiêu cực,…
Hiện nay, có rất nhiều bài trắc nghiệm tâm lý uy tín, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con kiểm tra. Kết quả kiểm tra không chỉ cho bố mẹ biết trạng thái tâm lý tinh thần của con mà còn đưa ra lời khuyên để các bạn nhỏ phát triển tốt nhất.
Kiên nhẫn lắng nghe, trò chuyện cùng con
Kiên nhẫn lắng nghe con chính là cách dạy con nghe lời thứ hai PalFish muốn chia sẻ với cha mẹ. Khi các bạn nhỏ tỏ ra bướng bỉnh, không nghe lời, bố mẹ thay vì tranh luận, đánh mắng thì hãy lắng nghe con. Nếu bố mẹ chưa biết làm sao để lắng nghe con đúng cách, hãy thử tham khảo video dưới đây nhé!
Bố mẹ có thể bắt đầu với con bằng những câu hỏi đơn giản như: Con không thích làm điều này à? Có thể nói cho mẹ biết tại sao không? Nếu không làm điều này thì con thích làm việc gì?… Những câu hỏi nhỏ sẽ giúp các bạn nhỏ ổn định tâm trạng hơn, nhận ra cha mẹ đang lắng nghe mình, quan tâm mình.
Thường xuyên khen ngợi khi con làm điều tốt
Con cái chính là bản sao của cha mẹ nên thái độ, cách cư xử của người lớn cũng chính là một cách dạy con nghe lời có ảnh hưởng nhiều đến thái độ, cách cư xử của trẻ nhỏ.
Một cách để trẻ nghe lời, thay đổi sự ương bướng chính là cha mẹ nên thường xuyên động viên, khen ngợi khi con hoàn thành hoặc làm tốt công việc, dù là những việc nhỏ nhất. Việc khen con làm việc tốt sẽ giúp bé cảm thấy mọi nỗ lực của bản thân đều được người lớn ghi nhận, từ đó nghe lời và nỗ lực với công việc được giao hơn.
Dạy cho con tính kỷ luật
Tính kỷ luật là điều cần thiết đối với tất cả mọi người, không chỉ với các con. Muốn dạy cho trẻ tính kỷ luật, trước hết cha mẹ phải làm mẫu cho trẻ noi theo. Không chỉ vậy, bố mẹ cần lặp đi lặp lại mỗi ngày để trẻ hình thành được nề nếp kỷ luật tốt, từ đó sinh ra thói quen.
Một ví dụ vô cùng thành công là người Nhật. Họ đã sử dụng cách này để trẻ nghe lời và tự giác hơn. Có thể ba mẹ đã thấy trong rất nhiều phóng sự Nhật Bản, các bạn nhỏ ở Nhật đã được dạy cách xếp hàng khi qua đường, khi mua hàng, và tự giác ăn uống đúng giờ mà không cần sự tác động của bố mẹ.
Luôn cho con hiểu bố mẹ phạt hành động sai chứ không phạt con
Một cách dạy con nghe lời của người Nhật nữa là luôn cho trẻ hiểu bố mẹ đang phạt hành động sai chứ không phải đang phạt con. Việc đưa ra sự trừng phạt cho con mà không giải thích cho con hiểu rõ con đang sai ở đâu, lỗi sai của con là gì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ.
Một mẹo nhỏ cho các bố mẹ cũng từ đất nước mặt trời mọc này là không la mắng con trước mặt mọi người ngay cả khi con mắc sai phạm ở nơi công cộng. Thay vào đó, hãy sẽ tìm nơi kín đáo và nhẹ nhàng giải thích con đã sai ở đâu, sai ở bước nào.
Việc cha mẹ trò chuyện sẽ giúp trẻ nhận ra lỗi sai của mình và biết được sự tôn trọng, sự bảo vệ của bố mẹ dành cho mình. Trẻ sẽ biết bố mẹ luôn mong em bé của họ ngày một tốt lên, nhận ra lỗi lầm để tốt lên. Từ đó, các bạn nhỏ sẽ dần nghe lời và mở lòng hơn.
Hãy nói con “Nên làm gì” thay “Không nên làm gì”
Thay vì nói con “Không được làm gì” thì cha mẹ nên nói “Nên làm gì” bởi các bạn nhỏ gần như sẽ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin gấp đôi với các câu dạng “Không được – Làm gì đó”. Kết quả là trẻ có thể bị mất tập trung, có thể hiểu nhầm bố mẹ đang muốn nói mình nên “Làm gì đó”.
Ngoài ra, cha mẹ thường xuyên yêu cầu trẻ không nên làm gì nhưng lại “quên” không nói trẻ nên làm gì và làm thế nào cho đúng. Vì vậy chúng hoàn toàn có thể lặp lại lỗi sai này bất kỳ khi nào trong tương lai.
Cách dạy con nghe lời ở đây chính là cha mẹ hãy thử đổi hết câu phủ định sang câu khẳng định khi muốn trẻ ngừng bất kì hành động nào.
Ví dụ như thay vì bảo con “đừng bày bừa đồ chơi ra sàn nữa” hãy nhẹ nhàng “Con bỏ đồ chơi vào thùng khi chơi xong nhé”.
Không quy chụp hay bắt ép con làm những điều chúng không muốn
Mỗi đứa trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt, có nguyện vọng và sở thích riêng. Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào con bởi chúng sẽ có xu hướng phản kháng lại và nổi loạn. Tâm lý trẻ nhỏ khi đó sẽ trở nên không được thoải mái, chúng sẽ không tự tin làm những điều mình thích và tính cách sẽ ngày rụt rè hơn.
Nếu muốn trẻ nhận ra việc này là tốt cho chúng và là điều nên làm, hãy nhẹ nhàng trò chuyện cùng con. Hãy tạo không khí ấm áp để con có thể thoải mái trò chuyện và mở lòng với bố mẹ, để cả hai bên hiểu được suy nghĩ và biết điều gì phù hợp và tốt nhất cho con.
Không nên bao bọc con quá mức
Dù con đang trong độ tuổi nào thì bao bọc quá mức không bao giờ là cách dạy con nghe lời tốt, hãy để con học cách tự giác từ những việc nhỏ nhất. Để sau này lớn lên, con sẽ tự lập, chủ động hơn trong cuộc sống. Đây cũng là tâm lý trẻ mong muốn bố mẹ công nhận: con đã lớn khôn.
Cha mẹ hãy hướng dẫn con tự chăm sóc bản thân ngay từ khi còn bé: tự ăn cơm, tự vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, dọn đồ chơi, giúp đỡ ba mẹ,… Bởi nếu chiều chuộng con quá mức, con không chỉ trở nên phụ thuộc mà còn có thể có những suy nghĩ quan trọng hóa bản thân, từ đó bộc lộ những biểu hiện như quậy phá, không nghe lời, ngỗ nghịch,… và hậu quả sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Hãy kết nối với con mỗi ngày
Dạy con nghe lời không phải chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà cần thời gian dài, để cả cha mẹ và con thích nghi và thấu hiểu nhau. Vì vậy, cha mẹ hãy kết nối với con mỗi ngày để sợi dây gắn kết giữa hai bên ngày một bền chặt.
Cha mẹ có thể kết nối với các bạn nhỏ của mình bằng cách trò chuyện, lắng nghe tâm sự tuổi mới lớn, cho nhau lời khuyên,… Có những mẩu chuyện tưởng như nhỏ, đơn giản nhưng lại khiến cha mẹ và con cái vui vẻ và hạnh phúc cả ngày khi nhớ đến nó.
Sự kết nối càng bền chặt, con cái càng tin tưởng cha mẹ. Thậm chí nếu suôn sẻ, chúng còn có thể coi cha mẹ như những người bạn thân, xóa bỏ khoảng cách thể hệ và tin tưởng lời khuyên của cha mẹ hơn. Đừng coi nhẹ điều này vì phần lớn các gia đình ở Việt Nam đều có bức tường khoảng cách với lớn đó!
Hãy có hành động cụ thể với quy định của bản thân
Quy định là một cách dạy con nghe lời truyền thống nhưng luôn hiệu quả. Tuy nhiên, nó sẽ có tác dụng ngược nếu cha mẹ vì thương con hoặc chiều con mà lại xem nhẹ những quy định chính mình đặt ra.
Ví dụ, cha mẹ sẽ đưa ra quy định và cảnh báo nếu con phạm lỗi sẽ bị phạt nhưng lại không có hành động cụ thể. Điều này sẽ chỉ khiến trẻ nghĩ bố mẹ nói đùa hoặc dễ tính và tiếp tục mắc lỗi mà lơ là những cảnh báo đó. Tệ hơn, các con thậm chí có thể nhờn với lời cảnh báo của bố mẹ vì suy nghĩ “chắc bố mẹ chỉ nói vậy thôi”.
Hãy thử tự đặt bản thân vào vị thế con
Để có thể tìm ra cách dạy con nghe lời đúng đắn nhất, cha mẹ hãy thử đặt mình vào vị trí của con, để nhận ra điều con thật sự nghĩ và muốn là gì.
Liệu cha mẹ có thật sự thích thú khi đang làm một công việc yêu thích nhưng lại bị người khác chen ngang, yêu cầu cha mẹ dừng lại làm một công việc khác? Cha mẹ có vui vẻ dừng lại không? Chắc hẳn là không đúng không?
Các bạn nhỏ của chúng ta cũng thế. Vậy nên các con thường có xu hướng khó chịu và phản kháng khi được nhờ vả..
Trong tình huống như thế, cha mẹ hãy thừa nhận và tôn trọng việc trẻ đang làm. Nếu thực sự cần thiết, hãy nói nhẹ nhàng “Mẹ biết con đang chơi búp bê nhưng con có thể giúp mẹ lấy báo vào nhà trong thời gian búp bê ngủ được không?”
Hãy đảm bảo con không bị phân tâm khi cha mẹ nói
Đây là một trong những cách dạy con nghe lời mẹ cha được đánh giá là hiệu quả nhất. Các con có thể vì tập trung vào công việc yêu thích nên không nghe rõ lời cha mẹ nói. Nếu cha mẹ có yêu cầu, hãy đến gần và quan sát trẻ, để xem liệu trẻ có sẵn sàng lắng nghe và thực hiện yêu cầu hay không.
Nếu con đang làm gì đó, hãy thu hút con bằng cách nhận xét như “Đoàn tàu của con chạy nhanh vậy!”. Các con lúc này chắc chắn sẽ rất hãnh diện và sẵn sàng hỗ trợ bố mẹ hơn.
Lựa chọn cho con một chương trình học tập toàn diện
Bên cạnh môi trường gia đình thì trẻ dành rất nhiều thời gian để tham gia vào môi trường học tập. Do đó, một chương trình học tập toàn diện không chỉ giúp phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần mà còn là một cách dạy con nghe lời.
Hiện nay có một số chương trình học tập được thiết kế theo hình thức Home-Schooling, điển hình nhất có thể kể đến PalFish Class – Chương trình tiếng Anh trẻ em trực tuyến 1–1 lớn nhất thế giới. Đây là một chương trình toàn diện 3 khía cạnh: Kỹ năng ngôn ngữ, Trí tuệ cảm xúc và Kiến thức toàn diện các môn học. Vì là hình thức học trực tuyến nên bố mẹ hoàn toàn có thể tham gia cùng con.
Không chỉ thế, bố mẹ còn có thể cho con trải nghiệm chương trình học tập toàn diện của PalFish, giúp con phát triển ở cả 3 khía cạnh: Kỹ năng ngôn ngữ bản ngữ, Trí tuệ cảm xúc, Kiến thức toàn diện các môn học.
Tại PalFish, các phương pháp giáo dục hàng đầu như TPR, CLIL được áp dụng để mang đến cho trẻ trải nghiệm học tập kết hợp với vận động thể chất tốt nhất. Với 70 bài học về giá trị quan ngay từ những năm đầu đời, trẻ sẽ có quan điểm đúng đắn về sự tự lập, tôn trọng gia đình, ý thức về thời gian, sự nỗ lực trong học tập từ khi còn rất nhỏ. Không chỉ vậy, các giáo viên của PalFish còn được đào tạo để có cách dạy con nghe lời về cả cảm xúc và tâm lý của trẻ, từ đó giúp trẻ tìm thấy cảm hứng học tập.
Trong quá trình đồng hành cùng con, cha mẹ có thể nhận sự tư vấn tâm lý trẻ em trực tuyến bất kỳ lúc nào khi tham gia lớp học của PalFish.
Vài Dòng Cuối
Trẻ không nghe lời cha mẹ có thể do rất nhiều nguyên do. Nhưng điều quan trọng là cha mẹ phải thấu hiểu và có những cách dạy con nghe lời sao cho phù hợp và đúng đắn thay vì bạo lực, gây áp lực cho trẻ nhỏ. Tuyệt đối không bao giờ có ý nghĩ “có nên đánh con khi con không nghe lời” vì mọi hành động gây tổn thương con chính là một viên gạch xây bức tường vô hình giữa bố mẹ và con.
PalFish đã cùng bố mẹ tìm hiểu một số lý do tại sao con không nghe lời và tổng hợp được 13 cách dạy con nghe lời tự nhiên không cần đến bạo lực. Hy vọng bố mẹ đã tìm được phương pháp phù hợp cho gia đình mình. Cảm ơn bố mẹ!
Tham khảo bài viết liên quan: