Từ lúc sinh ra đến khi lớn khôn, trưởng thành, mỗi đứa trẻ đều phải trải qua các giai đoạn phát triển và biến đổi sinh lý khác nhau. Trong đó, độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi là thời kỳ tâm lý trẻ em có sự thay đổi rõ ràng nhất (thậm chí biến đổi về cả sinh lý). Đây cũng là giai đoạn “vàng” trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ.
Theo các chuyên gia, quá trình phát triển tâm lý ở trẻ từ 1-6 tuổi sẽ được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tuổi nhà trẻ (từ 1-3 tuổi) và giai đoạn tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi). Trong đó, dấu mốc tuổi lên 3 rất quan trọng với trẻ bởi ở tuổi này tâm tính và hành động của trẻ thay đổi khá nhiều. Đây còn được gọi là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 của con.
Sự Phát Triển Tâm Lý Trẻ Em Từ 1 Đến 6 Tuổi Là Gì?
Về cơ bản thì cụm từ sự phát triển tâm lý trẻ em từ 1 đến 6 tuổi mô tả cách tâm lý một đứa trẻ thay đổi trong suốt quá trình đứa trẻ này lớn lên, thay đổi và phát triển các kỹ năng. Sự phát triển này không chỉ về thể chất, mà còn về mặt xã hội, tình cảm, nhận thức và giao tiếp.
Sự phát triển của trẻ có thể được chia thành năm giai đoạn:
- Sơ sinh (0-3 tháng)
- Trẻ sơ sinh (3-12 tháng)
- Trẻ mới biết đi (1-3 tuổi)
- Tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi)
- Tuổi đi học (5-6 tuổi).
Ở mỗi giai đoạn này, trẻ sẽ đạt được các mốc tâm lý quan trọng (còn được gọi là ‘đặc điểm của một giai đoạn’). Trong phần tiếp theo, PalFish sẽ mô tả các mốc này là gì và cách dạy con phù hợp, từ đó giúp bạn có một ý tưởng chung về sự thay đổi tâm lý của trẻ và cách đối phó với nó.
Tâm Lý Trẻ Em: Giai Đoạn Tuổi Nhà Trẻ 1 Đến 3 Tuổi
Trẻ dần tách ra khỏi bố mẹ
Giai đoạn từ 1-3 tuổi, trẻ đang trong quá trình tập đi và tập nói, con đã có hiểu biết, tò mò về thế giới xung quanh mình. Ở tháng thứ 15-18, trẻ có thể đi đứng vững vàng, biết cầm, nắm và sử dụng các vật dụng như: thìa, bát, cốc,… tuy nhiên việc sử dụng chưa thành thục.
Lúc này bạn cần để ý và thường xuyên giới thiệu các đồ vật cho trẻ vì trẻ sẽ học được chức năng của đồ vật xung quanh và dần hiểu công dụng của các công cụ khi được người lớn dạy bảo.
Việt biết đi giúp trẻ có khả năng chủ động đi thăm dò để thỏa trí tò mò. Trẻ muốn tự mình khám phá tất cả mọi thứ, do đó trẻ có xu hướng không cần bế hay cần người khác đưa đồ vật cho mình nữa. Trẻ bắt đầu thích làm những điều mình muốn, tách xa mẹ và chỉ quay về với mẹ khi cảm thấy mệt hoặc sợ hãi. Dần dần, khoảng cách xa mẹ sẽ tăng lên và trẻ sẽ quen, không cảm thấy khó chịu nữa.
Tư duy mang tính tự coi mình là trung tâm
Thông thường, từ tháng thứ 12-15, trẻ bắt đầu biết nói và nảy sinh nhu cầu dùng ngôn ngữ giao tiếp với người lớn, do vậy khả năng ngôn ngữ được cải thiện theo thời gian. Qua lời nói, trẻ hiểu được thái độ và ý đồ của người khác, trẻ hiểu được tên của các đồ vật nhờ hình thành những biểu tượng về sự vật. Trẻ bắt đầu mô tả những gì trẻ thấy, những bộ phận trên cơ thể mình và tiếng của động vật.
Khi ngôn ngữ phát triển, bên cạnh việc tiếp xúc với sự vật qua cảm giác, hành động trẻ còn tiếp xúc qua ngôn ngữ. Trẻ muốn nói chuyện với bố mẹ và mọi người nhiều hơn, việc này giúp con ngày càng phát triển khả năng giao tiếp.
Song song với hoạt động cảm giác và vận động, hoạt động tư duy của trẻ cũng phát triển. Tuy nhiên, tư duy của trẻ chưa mang tính logic mà sẽ có chiều hướng tự coi mình là trung tâm (egocentric).
Cuộc trò chuyện giữa những đứa trẻ 3 tuổi với nhau là một ví dụ về sự phát triển tâm lý trẻ em tiêu biểu. Thường mỗi bé sẽ nói một câu chuyện riêng của mình như thể chỉ nói cho mình nghe mà không quan tâm đến hành động hay ý nghĩ của người khác. Jean Will Fritz Piaget – nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ, nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em gọi đó là những độc thoại tập thể.
Trong độ tuổi này, trẻ tự coi mình là trung tâm nên chỉ biết có mình mà không quan tâm mọi thứ xung quanh. Ví dụ: khi trẻ đòi một thứ gì đó thì sẽ muốn có ngay, nếu không được thỏa mãn sẽ la khóc. Sở dĩ trẻ có hành động như vậy là do đã bắt đầu biết nghĩ về những cảm xúc của mình, trẻ sẽ dễ dàng bị rơi vào những “cơn giận dữ” và thể hiện nó khi đối mặt với nhiều thứ.
Con có xu hướng tự chủ và muốn tự giải quyết vấn đề
Thời kỳ này, trẻ bắt đầu cố gắng tự lập và tự kiểm soát bản thân. Trẻ có thể tự đi, nói, tự sử dụng toilet, muốn tự ăn, tự uống, tự sử dụng thìa, ly và có thể cả nĩa. Sự tự kiểm soát bản thân cũng bắt đầu phát triển.
Trẻ cũng có nhu cầu tự khám phá, tự trải nghiệm, thăm dò những điều mới lạ. Bố mẹ nên khuyến khích, khen ngợi những nỗ lực và sự tiến bộ của trẻ, trẻ sẽ tự chủ hơn, tự tin hơn trong việc tiếp tục phát huy khả năng tự trải nghiệm đang có và học hỏi những điều mới lạ.
Nếu mọi người xung quanh quá bao bọc, không cho trẻ tự khám phá thế giới hoặc phản đối các hành động độc lập của trẻ sẽ khiến trẻ nghi ngờ khả năng của bản thân. Từ đó, cảm thấy xấu hổ với mong muốn độc lập của mình.
Sự tự chủ của trẻ trong giai đoạn từ 1-3 tuổi sẽ hình thành cho trẻ khả năng sống độc lập sau này. Vì vậy bố mẹ có thể giúp trẻ tự tin và độc lập hơn bằng cách ở gần con khi con tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh.
Đặc biệt, nên luyện cho trẻ thói quen tự đi vệ sinh cá nhân ngay từ lúc này. Đồng thời, hạn chế các hoạt động thăm dò nguy hiểm như chơi đùa với lửa, tự ý chạy ra đường, ném đồ vật nguy hiểm,…
Ngoài ra, vì đây là giai đoạn ảnh hưởng nhiều đến trạng thái tâm lý của bé sau này nên độ tuổi này vừa phù hợp để giải quyết các vấn đề tâm lý của bé, cũng vừa là giai đoạn nguy hiểm nếu bé bất ngờ gặp phải các bất ổn tinh thần. Bố mẹ nên kiểm tra tâm lý cho bé thường xuyên để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn.
Khủng hoảng tuổi lên 3
Tâm lý trẻ 2 tuổi sẽ bắt đầu trở nên phức tạp do trẻ bắt đầu phát hiện ra mình có khả năng từ chối yêu cầu của người khác. Ở độ tuổi từ 3-4 tuổi, trẻ bắt đầu có những biểu hiện của giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3”.
Khủng hoảng tuổi lên 3 là một giai đoạn tâm lý khá phức tạp của các bé. Trẻ thường muốn làm ngược lại ý của người lớn để chứng tỏ mình đã lớn. Trẻ phản ứng tiêu cực với những yêu cầu kể cả yêu cầu dễ chịu.
Nhìn chung, trẻ trở nên cứng đầu hơn, không chịu hợp tác. Cảm xúc tiêu cực thường xảy ra khi trẻ bị từ chối mua đồ chơi, kẹo hay bất cứ thứ gì chúng muốn. Tất cả những gì trẻ biết là “con muốn một cái gì đó và con phải đạt được nó”.
Vậy làm sao để ổn định tâm lý trẻ 3 tuổi? Khi trẻ có phản ứng tiêu cực, bố mẹ có thể thay vì nói “Không” với con, hãy nói “Có phải bố/mẹ nên làm thế này không?” hoặc “Ý của con là như thế này, đúng không?”. Ngoài ra, nên cho trẻ nhiều sự lựa chọn vì đây là cách tốt nhất để trẻ trở nên hợp tác hơn. Bởi lẽ, nếu có được cảm giác rằng mình là người ra quyết định, thì trẻ sẽ càng sớm trở nên hợp tác.
Và điều quan trọng là, thay vì áp đặt con thì cha mẹ hãy tìm hiểu sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ trong thời điểm này để hiểu con hơn, giúp con hình thành nhân cách ngay từ giai đoạn vàng này. Bố mẹ hãy nhớ, đây là một giai đoạn thiết yếu trong quá trình phát triển của con, do đó đừng nhầm lẫn giữa khủng hoảng tuổi lên 3 với chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em.
Tâm Lý Trẻ Em: Giai Đoạn Tuổi Mẫu Giáo Từ 3 Đến 6 Tuổi
Dần xây dựng các mối quan hệ xã hội
Theo tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, ở độ tuổi này, trẻ tập sống như một thành viên của gia đình nhưng đồng thời trẻ cũng mở rộng dần mối quan hệ xã hội và bắt đầu biết gắn kết với những gì xung quanh mình. Trẻ biết cách xưng hô với mọi người và dần dần biết để ý đến người khác, hòa nhập cùng các bạn khi đi học.
Giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu hiểu được một số hành vi, môi trường nguy hiểm, và không an toàn để tránh xa. Trẻ đã biết được các quy tắc và biết kiềm chế hành động theo quy tắc. Ví dụ, khi bố mẹ đưa ra các nguyên tắc trong giờ ăn như: khi ăn không được cười đùa, gõ bát, đũa khi ăn, trẻ sẽ dần hiểu về những nguyên tắc này và cố gắng tuân theo đó.
Để giúp tâm lý trẻ em từ 3 đến 5 tuổi phát triển tự nhiên, bố mẹ nên biết cách khuyến khích và kỷ luật một cách thích hợp để trẻ phát triển được sự đánh giá tích cực về bản thân và trở nên có trách nhiệm hơn với mọi người, có ý thức hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Trẻ trưởng thành qua những trải nghiệm của mình nên bố mẹ hãy để con nhận thức thế giới xung quanh theo cách riêng của trẻ, hình thành thói quen tự lập cho con từ sớm, dạy con cách dám hành động, dám chịu trách nhiệm và tự đưa ra quyết định.
Lớn chậm hơn và có sự nhận biết dần về giới tính
Tâm lý trẻ 4 tuổi khá khác biệt, trẻ lúc này đã nhận thức được về giới hoàn toàn căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài như trang phục, đầu tóc,… song khả năng nhận diện này chưa rõ nét. Đến độ 5 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tò mò về thân thể của chính mình và của người khác.
Đây là diễn biến hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ và bố mẹ cần có sự theo dõi, quan sát để định hướng đúng đắn sự tò mò về giới tính của trẻ. Song song với đó, bố mẹ có thể từng bước giáo dục giới tính phù hợp với độ tuổi của con.
Xu hướng giới tính cũng dần hình thành trong mỗi trẻ. Con trai chơi bắn súng, đấu kiếm, phi ngựa… Con gái chơi búp bê, nấu ăn… Con trai thích bắt chước hành động như bố. Con gái bắt chước giống mẹ.
Vào thời kỳ này trẻ lớn chậm dần, chức năng các bộ phận bắt đầu hoàn thiện và tổ chức não trưởng thành 100% khi trẻ được 6 tuổi. Lúc này, trẻ có thể sử dụng các dụng cụ như bát, đũa, thìa một cách thuần thục hơn, khéo léo hơn. Ở lớp trẻ có thể hát, đọc thơ, đếm hay vẽ cùng các bạn. Cùng với đó, lứa tuổi này, hệ thống miễn dịch và răng của trẻ bắt đầu hoạt động tốt hơn nên trẻ đã bắt đầu nhai được các thức ăn cứng của người lớn.
4 Cách Để Giáo Dục Trẻ Trong Giai Đoạn 1 – 6 Tuổi
Trải nghiệm của trẻ trong năm năm đầu tiên đã được chứng minh là có tác động đáng kể đến kết quả phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn là chỉ có 25% cha mẹ nhận ra tầm quan trọng của năm năm đầu tiên. Vậy, làm thế nào để hô trợ phát triển tâm lý của con đúng cách trong giai đoạn 5 năm này?
Giáo dục Thể chất
Phát triển thể chất là vấn đề vô cùng quan trọng trong giai đoạn này vì trẻ ở đang ở độ tuổi hấp thu nhanh nhất. Nếu không được chăm sóc đúng cách, cơ thể non yếu của trẻ dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Đây chính là giai đoạn trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động như leo, chạy, nhảy, đi xe đạp 2 bánh, phối hợp hoạt động giữa tay và chân,…
Vì vậy, vận động thể chất tốt giúp trẻ trở nên năng động hơn, giúp trẻ suy nghĩ và cho trẻ cơ hội để khám phá thế giới của mình. Vì vậy, trẻ cần rất nhiều cơ hội để hoạt động, cả bên trong lẫn bên ngoài. Hơn nữa, việc phát triển thể chất ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý trẻ. Ví dụ các bé thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa thường có tâm lý cảm thấy yếu thế, mặc cảm, tự ti, sợ hãi với thế giới xung quanh.
Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển thể chất, hình thành thói quen tập thể dục lành mạnh bằng cách: cung cấp thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho con, giảm thời gian cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, thay vào đó tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, vận động cả ở trường lẫn ở nhà,…
Một điều khá quan trọng là bố mẹ cần tìm hiểu chương trình giảng dạy tích hợp cả hoạt động vận động thể chất gắn với việc học văn hóa. Phương pháp giảng dạy phản xạ toàn thân (TPR) chính là giải pháp tuyệt vời giúp con học tập hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thể chất.
Phát triển cảm xúc
Từ 3-6 tuổi, tình cảm của trẻ bùng nổ nhanh chóng, mạnh mẽ, rõ ràng, con nhận thức rõ hơn về cảm xúc của chính mình cũng như của người khác. Ở tuổi này, trẻ cũng hay có những biểu hiện ngang bướng, cứng đầu, chống đối với những gì mình không vừa ý. Đặc điểm này xuất phát từ khả năng tự kiểm soát chưa cao và xu hướng muốn tự lập của trẻ. Trẻ sẽ bộc lộ mong muốn tự làm một số công việc, không cần sự giúp đỡ của mọi người.
Việc làm quen với môi trường học tập mới, thầy cô và bạn bè mới có thể khiến trẻ e dè hơn. Trẻ nhạy cảm hơn bao giờ hết nếu bị cô giáo, bố mẹ mắng, con dễ tủi thân và thấy xấu hổ với mọi người xung quanh. Đây là những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý.
Do vậy, bố mẹ cần chú ý đến cảm xúc của trẻ và lưu ý giúp con điều chỉnh hành vi cũng như những cảm xúc tiêu cực của mình sao cho đúng. Hãy cho bé sự chỉ bảo rõ ràng, bình tĩnh và luôn lắng nghe để trẻ cảm thấy mình được tôn trọng. Cha mẹ cần thường xuyên tâm sự, lắng nghe câu chuyện của con để con luôn cảm thấy tự tin, sống tích cực trong cuộc sống.
Phát triển tình cảm và xã hội
Đến 6 tuổi, trẻ vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, bên cạnh những lúc vị tha, sẽ có lúc trẻ trở nên ích kỷ. Trẻ không muốn bố mẹ quan tâm em hơn mình hay không muốn chia sẻ những thứ mà trẻ thích với người khác.
Đây là điều hoàn toàn bình thường vì cảm xúc và tình cảm của trẻ sẽ dễ dàng điều tiết hơn trong các mối quan hệ. Lúc này, bố mẹ cần bên cạnh con, hướng dẫn con cách xử lý, giải quyết tình huống, giúp con biết cách điều chỉnh cảm xúc, rèn luyện đạo đức cá nhân.
Chọn một chương trình giáo dục toàn diện
Độ tuổi mẫu giáo là thời điểm não bộ trẻ nếu càng được trau dồi, giáo dục nhiều chúng sẽ càng phát triển và nhạy bén hơn. Vì lẽ đó, một chương trình giáo dục toàn diện sẽ là hành trang mang lại cho con tâm lý và kiến thức vững vàng.
Dù là một nền tảng học tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1 nhưng PalFish cũng tự hào khẳng định bản thân chính là một chuyên gia tâm lý trẻ em ở Hà Nội nói riêng và trên thế giới nói chung. Bố mẹ có thể nhận được sự tư vấn tâm lý trẻ em trực tuyến bất kì lúc nào khi tham gia lớp học của PalFish.
Bố mẹ có thể cho con trải nghiệm chương trình học tập toàn diện của PalFish, giúp con phát triển ở cả 3 khía cạnh: Kỹ năng ngôn ngữ bản ngữ, Trí tuệ cảm xúc, Kiến thức toàn diện các môn học. Tại PalFish, các phương pháp giáo dục hàng đầu như TPR, CLIL được áp dụng để mang đến cho trẻ trải nghiệm học tập kết hợp với vận động thể chất tốt nhất.
Với 70 bài học về giá trị quan ngay từ những năm đầu đời, trẻ sẽ có quan điểm đúng đắn về sự tự lập, tôn trọng gia đình, ý thức về thời gian, sự nỗ lực trong học tập từ khi còn rất nhỏ. Không chỉ vậy, các giáo viên của PalFish còn được đào tạo để dẫn dắt cảm xúc và tâm lý của trẻ, giúp trẻ tìm thấy cảm hứng học tập.
Vài Dòng Cuối
Trái lại với nhiều người nghĩ, tâm lý trẻ em cũng phức tạp không kém gì người lớn, nếu chăm sóc sai cách rất dễ dẫn đến những hậu quả to lớn cho cả quá trình phát triển sau này của trẻ.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì cách thức hỗ trợ bé ở giai đoạn này không khó khăn. Nhìn chung, mối quan hệ bền chặt giữa cha mẹ và con cái, chế độ dinh dưỡng tốt, ngủ đủ giấc, thói quen, sự quan tâm và môi trường an toàn sẽ giúp đảm bảo trẻ phát triển tâm lý như mong muốn.
Trên đây là toàn bộ bài viết về tâm lý trẻ em mà PalFish muốn giới thiệu đến bố mẹ, hy vọng bố mẹ cảm thấy nó có ích!
Xem thêm bài viết liên quan:
- Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì và ảnh hưởng thế nào đến tâm lý trẻ em?
- Cách dạy con nghe lời dựa trên tâm lý trẻ em
- 10 bài trắc nghiệm tâm lý tinh thần được chuyên gia thế giới gợi ý