Cuộc đời mỗi người sẽ được đánh dấu bằng rất nhiều cột mốc đổi thay. Để một em bé sơ sinh trở thành một thanh thiếu niên trưởng thành và mạnh mẽ, chính đứa trẻ phải trải qua rất nhiều giai đoạn chuyển biến thăng trầm. Khủng hoảng tuổi lên 3 là một trong những bước ngoặt lớn trên hành trình phát triển và lớn khôn đó của trẻ nhỏ.
Từ lúc chào đời đến khi tròn 3 tuổi, trẻ chủ yếu phát triển theo hướng thích nghi với môi trường bên ngoài, với con người và vạn vật xung quanh. Từ năm 3 tuổi – 6 tuổi, trẻ sẽ chuyển từ giai đoạn làm quen sang khám phá thế giới. Hành vi và tâm lý trẻ nhỏ thay đổi rất rõ rệt trong suốt 6 năm đầu của cuộc đời này. Đặc biệt, thời kỳ 3 tuổi sẽ là khoảng thời gian hai giai đoạn (0 tuổi – 3 tuổi và 3 tuổi – 6 tuổi) chuyển giao. Nó chứa đựng những khủng hoảng và khó khăn nhưng cũng đồng thời trở thành bệ phóng cho chặng đường trưởng thành của trẻ.
Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Những Cái Nhìn Khoa Học Về Một Giai Đoạn Trưởng Thành
Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 3 là một trong những khủng hoảng tâm lý mà bất kỳ ai cũng phải đối mặt bên cạnh: khủng hoảng tuổi sơ sinh, khủng hoảng tuổi lên 2, khủng hoảng tuổi lên 4, khủng hoảng tuổi vị thành niên,… Đây là thời điểm trẻ có những biến chuyển rõ rệt và sâu sắc trong cả thể chất và tâm sinh lý, trong nhận thức và hành động.
Hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 là hoàn toàn bình thường, nó xảy ra khi trong trẻ nhỏ bắt đầu hình thành nhiều mâu thuẫn khó nắm bắt và giải quyết, dẫn đến tình trạng tích tụ lâu ngày và nảy sinh rối loạn, mất cân bằng.
Từ đó, trẻ khó có thể kiểm soát được cảm xúc và hành vi, dẫn đến sự phản ứng gay gắt, thậm chí có phần “nổi loạn” với người thân, cha mẹ.
Tuy nhiên, đây cũng sẽ là “thời điểm vàng” để hình thành nơi mỗi đứa trẻ khát khao tách mình ra khỏi vỏ kén và tự bay bằng đôi cánh của bản thân, định hình nhân cách sau này.
Vì vậy, hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần nắm vững kiến thức về giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 nói riêng và tâm lý trẻ em từ 1 đến 6 tuổi nói chung để có thể đồng hành cùng con vẽ nên chân dung con người và cuộc sống tương lai của mình.
Tại sao lại có giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 – Góc nhìn khoa học
Thứ nhất, Dưới góc nhìn khoa học, nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3 luôn song hành với nhau và đều bắt nguồn từ chính mâu thuẫn bên trong trẻ.
Theo nhà tâm lý học Erick Erickson: “Ba tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành tính tự chủ và ý thức độc lập của trẻ”. 3 tuổi là lúc trẻ đã trải qua thời gian đủ dài để có thể thích nghi và làm quen với điều kiện môi trường xung quanh. Cùng với đó, khả năng ngôn ngữ, di chuyển cũng dần được hình thành và rèn luyện. Ở thời điểm này, trẻ bắt đầu muốn khám phá nhiều hơn về những điều mới lạ xung quanh và để lại dấu ấn cá nhân của mình.
Thứ hai, do hạn chế về năng lực của bé hiện tại
Tuy nhiên, do hạn chế về thể lực và khả năng truyền đạt qua lời nói mà đôi khi trẻ không thể thực hiện tất cả mong muốn của mình. Niềm hứng thú khi kiếm tìm và chinh phục cái mới bị giới hạn bởi năng lực chưa đủ hoàn thiện sẽ dễ dàng khiến một đứa trẻ lên 3 có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, cáu giận, thất vọng về bản thân,…
Thứ ba, do khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chưa hoàn thiện
Cũng do khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chưa được thành thạo, bé buộc phải sử dụng hình thể để diễn tả suy nghĩ của mình; nhưng cha mẹ sẽ không thể thấu hiểu đầy đủ và chính xác những gì sâu bên trong con mong muốn. Các bé có thể phản ứng tiêu cực trước những điều không thuận ý mình bằng cách gắt gỏng, bướng bỉnh, ngoan cố, thậm chí vô lễ với người lớn hơn.
Thứ tư, sự bảo bọc từ cha mẹ
Để riêng thì yếu tố này hoàn không gây vấn đề. Tuy nhiên nếu kết hợp với ba yếu tố trên thì lại gây ra xúc cảm vô cùng tiêu cực trong bé.
Mâu thuẫn bên trong (khát khao với năng lực) và mâu thuẫn bên ngoài (sự bao bọc của cha mẹ với mong muốn tự lập) đã dựng lên một bức tường vô hình, tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Để gắn kết lại sự đứt gãy thế hệ, cha mẹ cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về giai đoạn này, từ đó vận dụng làm nền tảng xây dựng phương án giải quyết bài toán “khủng hoảng tuổi lên 3”.
Những Thông Tin Cha Mẹ Cần Lưu Ý Về Giai Đoạn Khủng Hoảng Tuổi Lên 3
Khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ là bệ phóng hình thành nhân cách và trưởng thành nếu con đủ hành trang mạnh mẽ để vượt qua. Còn khi không đủ năng lực và sự vững vàng, các bé rất dễ lệch lạc trong nhận thức và hành vi, ảnh hưởng lớn đến tương lai phát triển sau này.
Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu?
Giai đoạn khủng hoảng sẽ bắt đầu khi trẻ chạm ngưỡng 3 tuổi, kéo dài từ 1 năm đến 1 năm rưỡi tùy thuộc thuộc vào khả năng thích ứng và phục hồi của từng trẻ em. Sự thay đổi đột ngột có thể khiến nhiều cha mẹ bàng hoàng và lo lắng, nhưng thời kỳ này cũng sẽ kết thúc rất nhanh (trong vòng vài tháng) nếu cha mẹ biết cách cùng con vượt qua khủng hoảng.
Bởi chỉ dẫn từ cha mẹ sẽ là ngọn hải đăng để đứa trẻ biết mình cần phải lái con thuyền bằng cách nào và lối đi ra sao. Nếu không, bé rất có thể sẽ không thể vượt qua đêm đen của cơn khủng hoảng và mắc những căn bệnh về tâm lý (rối loạn hành vi, tự kỉ,…).
Khủng hoảng tuổi lên 3 có đồng nhất với khủng hoảng tuổi lên 4?
Giống nhau:
Cả hai giai đoạn khủng hoảng tâm lý này đều là điều kiện bắt buộc mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua để có thể trưởng thành. Chúng giống như chiếc bản lề kết nối hai thế giới, mà đằng sau cánh cửa là một phiên bản hoàn thiện hơn của chính các bé, là con người mới với tính cách và suy nghĩ khác biệt.
Một điểm tương đồng tiếp theo ở hai giai đoạn, đó là các bé khi bước vào thời kỳ này đều xuất hiện những thay đổi lớn mang tính đột phá. Sự thay đổi này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào cách các bé kiểm soát và vượt qua. Do nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3 là cái tôi cá nhân trong mỗi đứa trẻ trỗi dậy đòi quyền được công nhận, nên trẻ thường sẽ có xu hướng tự chủ và thể hiện bản thân, muốn rời khỏi vòng tay cha mẹ.
Khác nhau:
Đầu tiên, trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, nhận thức của trẻ vẫn còn non nớt, vì thế không thể tránh khỏi việc trẻ chống đối một cách tiêu cực để làm tất cả mọi việc theo ý thích của mình (dù đó là việc nằm ngoài khả năng của các bé).
Đến năm 4 tuổi, nhận thức cũng như thể chất của trẻ đã trở nên vững vàng, đầy đủ hơn. Trẻ vẫn tiếp tục muốn tự lập và thể hiện bản thân, nhưng giờ đây đã biết bộc lộ điều đó qua cảm xúc và lời nói. Trẻ có thể tự tin nói với cha mẹ: “Hãy để con tự mình thực hiện công việc này”.
Khủng hoảng tuổi lên 3 và khủng hoảng tuổi lên 4 đều là những vấn đề khiến cha mẹ đau đầu. Vậy đâu là những biểu hiện đặc trưng cho hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3? Dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết trẻ đang gặp phải những mâu thuẫn và rối loạn khi bắt đầu chuyển giao giai đoạn phát triển?
5 Biểu Hiện Thường Thấy Khi Trẻ Mắc Kẹt Với Bài Toán “Khủng Hoảng Tuổi Lên 3”
Không kém tâm lý tuổi vị thành niên, tâm lý trẻ 3 tuổi cũng vô cùng khó nắm bắt và hiểu thấu. Vì mỗi đứa trẻ khác nhau lại có những tính cách, cảm xúc phong phú khi bước sang tuổi thứ 3. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 rõ rệt mà cha mẹ có thể tham khảo để tiến lại gần hơn đứa trẻ của mình.
Trẻ trở nên tự lập hơn trong mọi việc
Ở 2 năm đầu đời, trẻ chưa có đủ khả năng để tự cảm nhận thế giới mà cần có thời gian thích nghi qua người thân, cha mẹ. Nhưng bước sang năm thứ 3, các bé dần trở nên hiếu động và hình thành tâm lý tò mò về thế giới bên ngoài do được đi nhiều hơn và tiếp xúc nhiều hơn. Không còn thụ động đón nhận sự chăm sóc từ cha mẹ, giờ đây trẻ đã muốn tự khám phá thế giới bằng chính đôi chân của mình.
Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những điều mới, trẻ còn muốn khẳng định bản thân qua những điều nhỏ nhặt thường ngày mà trước đây vẫn luôn được cha mẹ giúp đỡ. Cái “tôi” thôi thúc bé làm mọi việc theo ý thích của mình, tự đưa ra quyết định và chọn lựa điều mình cho là đúng. Sự tò mò và lòng ham thích sẽ khiến trẻ bỏ qua hết những rào cản về năng lực để theo đuổi bằng được những mong muốn sâu bên trong bản thân.
Các bé trở nên tự tiện hơn
Nếu trước đây, các bé thường ngoan ngoãn nghe theo sự chỉ dẫn, lời dạy bảo từ người lớn hơn thì khi bước sang giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ lại có xu hướng tự quyết định hành động của mình. Giống chú chim đại bàng nhỏ đã có thể tự dang cánh bay đến những chân trời xa, các bé sẽ không còn hỏi ý kiến cha mẹ về những hành động của mình mà lập tức tự ý thực hiện. Các bé khi đã có nhận thức đều muốn trở thành người trưởng thành, muốn được tự do làm những điều mình yêu thích.
Tuy nhiên, cây xanh lớn đến đâu cũng cần bám rễ vào lòng đất để phát triển, cũng như trẻ em muốn trưởng thành cần được giáo dục, uốn nắn để hưởng trái ngọt ngào. Cha mẹ vừa nên tôn trọng quyết định của con, nhưng đồng thời cũng nên đưa ra lời khuyên để con không có những nhận thức, hành vi lệch lạc.
Trẻ có những phản ứng và hành vi tiêu cực
Tương tự nhiều giai đoạn khủng hoảng tâm lý khác, trẻ hoàn toàn có thể “nổi loạn” nếu bị cha mẹ quát mắng hay kiểm soát nghiêm ngặt. Các bé thường không nghe theo lời cha mẹ mà kiên quyết làm theo lựa chọn của bản thân; hoặc sẽ “ăn vạ” dai dẳng nếu cha mẹ không chiều theo sở thích của mình.
Một số nguyên tắc do cha mẹ đặt ra mà trước đây bé luôn nguôn ngoãn tuân theo bây giờ đều có khả năng bị bé phá vỡ. Thậm chí, trẻ còn có thể ngang ngạnh và chống đối, cãi nhau to tiếng với cha mẹ.
Bé có thể vô lễ với người lớn
Chưa dừng lại ở thái độ bất hợp tác và không phục tùng, trẻ còn có hành vi tiêu cực hơn là nói trống không hoặc nói hỗn với những người lớn tuổi hơn. Nguyên nhân đằng sau một phần do trẻ chỉ mới tiếp xúc với ngôn ngữ, chưa đủ nhận thức để hiểu hết ý nghĩa và mức độ nghiêm trọng của từ ngữ mình đang sử dụng.
Vì vậy, không nên ngay lập tức kết tội bé “hư hỏng”, “hỗn láo”,… mà nên tìm cách uốn nắn, giáo dục để các bé không sa đà mà đi chệch đường ray đạo đức, thuần phong mỹ tục. Bởi đây là biểu hiện phổ biến mà đứa trẻ nào cũng sẽ gặp phải, nên chỉ cần phương pháp dạy bảo đúng đắn thì hậu quả này hoàn toàn có thể khắc phục.
Trẻ không còn hứng thú với những điều từng yêu thích
Đây là độ tuổi rất dễ thay đổi những thói quen và sở thích. Sự biến chuyển trong tâm sinh lý, cộng với ý thức về bản thân khiến trẻ nhìn nhận lại và thay đổi sở thích của mình. Do đó, đôi khi không tránh khỏi những đòi hỏi vô lý và bất thường từ trẻ.
Ngoài ra, còn một số biểu hiện nhỏ như trẻ hay hờn dỗi, cáu giận, bất hợp tác với các mối quan hệ xung quanh, muốn thu hút sự chú ý,… Tất cả đều đòi hỏi ở mỗi cha mẹ sự quan sát tinh tế và phản ứng linh hoạt để trẻ không rơi quá sâu vào vòng xoáy tiêu cực.
Đứng trước một bước ngoặt đổi thay to lớn ấy, các bé cần sự dìu dắt của cha mẹ để đủ hành trang vượt qua và bước đi trên những chặng tiếp theo.
Gợi Ý Một Số Phương Pháp Để Cùng Con Xử Lí Khủng Hoảng Tuổi Lên 3
Cùng con kiểm soát và làm chủ cảm xúc
Đầu tiên, cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, cảm xúc của con mình. Dành thời gian quan sát và tâm sự với trẻ nhỏ sẽ khiến niềm tin nơi trẻ được củng cố vững chắc hơn, sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái cũng từ đó thêm bền chặt.
Để đưa ra được những lời khuyên và phương pháp tiếp cận phù hợp với các bé, cha mẹ có thể tham khảo và cùng con làm những bài trắc nghiệm tâm lý kiểm tra tinh thần. Qua những đánh giá và tổng kết sau mỗi bài kiểm tra, cha mẹ sẽ nắm rõ được tình hình tâm lý hiện tại của con, từ đó dễ dàng làm bạn cùng con, giúp con giải tỏa và cân bằng cảm xúc.
Cha mẹ có thể tham khảo 9 Bài Trắc Nghiệm Tâm Lý Kiểm Tra Tinh Thần Hiện Tại phổ biến đã được PalFish tổng hợp và đề xuất từ nhiều nguồn uy tín để có thêm thông tin về sức khỏe tâm lý của con.
Bên cạnh trực tiếp tâm sự với con làm thế nào để những cảm xúc được “gọi tên” đúng cách, cha mẹ có thể tự áp dụng những bài học về kiểm soát hành vi và tâm lý vào trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Vì thời điểm 3 – 4 tuổi là khi trẻ muốn học hỏi bằng cách bắt chước người khác, nên bất cứ hành động nào (ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất) từ những người xung quanh cũng có thể được trẻ “sao chép” vào trí nhớ và thực hiện tương tự.
Lắng nghe và thấu hiểu, đó là những bước đi đầu tiên để cha mẹ khám phá miền đất tâm lý trẻ thơ đầy những bí ẩn sâu bên trong tâm hồn các bé.
Cùng con thay đổi tâm lý chống đối mọi thứ xung quanh
Tâm lý chống đối xuất phát từ lý do trẻ không được thỏa mãn mong muốn của mình, do đó, cách tốt nhất để cùng con vượt qua rối loạn tuổi lên 3 là cha mẹ nên buông dần đôi tay để con tự bước đi và khám phá. Với quyền tự do sáng tạo, trẻ nhỏ sẽ có cơ hội phát huy hết trí tưởng tượng mình có và tìm thấy nhiều tiềm lực chưa phát lộ ra.
Lúc này, cha mẹ sẽ đóng vai trò là người bạn đồng người, người cố vấn để đưa ra lời khuyên, định hướng cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể tham khảo cách hành động hóa những bài học, những chia sẻ và câu chuyện để trẻ ghi nhớ dễ dàng và lâu dài hơn; hoặc đặt ra nhiều câu hỏi đơn giản về các hiện tượng trong đời sống hàng ngày để tăng tương tác và hình thành sự tự tin cho trẻ. Hãy cùng con ươm mầm và nuôi lớn mảnh đất tâm hồn bằng những tri thức và trải nghiệm quý giá từ thời bé thơ.
Thêm vào đó, 3 tuổi là độ tuổi các bé bắt đầu biết khao khát sự công nhận, muốn được mọi người chú ý và tuyên dương. Đừng tiếc những lời khen, lời động viên để con mình có thêm niềm vui và tinh thần tiếp tục phấn đấu.
Cùng con đọc sách cho trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3
Là thời điểm vàng đánh dấu những đột phá về cả thể chất và tâm lý trẻ nhỏ, cha mẹ cần biết cách tận dụng để giáo dục và định hình nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ em dễ bị thu hút bởi hình ảnh và âm thanh đặc sắc, kích thích trí tưởng tượng và tư duy cho con thông qua các kênh sách truyện, video,… là một phương pháp hữu hiệu. Nhưng tìm được nguồn sách khủng hoảng tuổi lên 3 hay phim hoạt hình uy tín cũng là vấn đề khiến nhiều cha mẹ đau đầu và mất thời gian.
Thấu hiểu điều đó, với chương trình bổ trợ 4 kĩ năng PalFish English hiện nay, PalFish cung cấp hơn 4000 đầu sách và 700 phim hoạt hình được chọn lọc và ủy quyền từ các NXB Giáo dục hàng đầu thế giới như Cambridge, Oxford, Collins… Đây đều là những NXB nằm trong Top 10 thế giới với các đầu sách truyện phong phú và bổ ích. Những bài học nhỏ bé bình dị trong cuộc sống hàng ngày được lồng ghép khéo léo vào những câu chuyện sinh động sẽ giúp các bé học tập, phát triển hiệu quả hơn; đồng thời mở rộng vốn từ tiếng Anh song ngữ.
Một Vài Câu Hỏi Thường Gặp Về Vấn Đề Khủng Hoảng Tuổi Lên 3
Khi nào khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu?
Giai đoạn này thường bắt dầu khi bé từ 3 đến 3,5 tuổi.
Khi nào khủng hoảng tuổi lên 3 kết thúc?
Khủng hoảng tuổi lên 3 thường kết thúc sau 1 năm rưỡi, tức khi trẻ 4,5 tuổi đến 5 tuổi.
Đọc sách gì để hiểu về khủng hoảng tuổi lên 3?
Quyển Kỷ Luật Không nước Mắt của Peter L.Stavinoha & Sara Au và quyển Giúp trẻ xử lý cơn cáu giận của Shoko Kano
Trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 3 tâm lý thì nên làm gì?
Mỗi trẻ thường có những vấn đề khác nhau ở giai đoạn này, cha mẹ nên khéo léo xử lý dựa trên các vấn đề đó. Tuy nhiên, nhìn chung thì cách nào cũng cần có sự kiên nhẫn, tình yêu thương, các trò chuyện tích cực và sự lắng nghe thấu hiểu.
Vài Dòng Cuối
Khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ là một giai đoạn rất quan trọng – giai đoạn tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện mọi mặt của bé. Nó không hoàn toàn là một “cơn ác mộng” đáng sợ hay một “bài toán bất khả giải” nếu các bậc cha mẹ dành thời gian tìm hiểu và có những phương pháp đúng đắn, kịp thời.
Học cách lắng nghe và làm bạn cùng con, chú ý quan sát những thay đổi và kiên nhẫn giảng giải, sau khi vượt qua giai đoạn tưởng chừng khó khăn đó, những đứa trẻ của cha mẹ sẽ được “nâng cấp” thành một phiên bản vững vàng và trưởng thành hơn rất nhiều.
PalFish hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, cha mẹ có thể tự tìm được cho mình lời giải của bài toán khủng hoảng tuổi lên 3!
Tham khảo bài viết liên quan: