Trí Tuệ Cảm Xúc Là Gì? Tầm Quan Trọng Vượt Bậc Của EQ Với Sự Phát Triển Của Mỗi Người

Chia sẻ bài viết
Trí tuệ cảm xúc có vai trò không hề kém tư duy logic. Cụ thể nó là gì và có tác dụng ra sao với cả người lớn và trẻ em? Cùng PalFish tìm hiểu nhé!

Nội dung chính

Mỗi người trong chúng ta, bất kể trẻ em hay trưởng thành, ngoài việc tập trung phát triển về mặt thể chất thì rèn luyện trí tuệ cũng vô cùng cần thiết. Trí tuệ không chỉ góp phần giúp hoàn thành những mục tiêu hay gặt hái được thành công mà còn giúp tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt hơn giữa người với người. Tóm lại Bên cạnh tư duy logic thì trí tuệ cảm xúc cũng là một yếu tố cực kì quan trọng.

Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ biết được Trí tuệ cảm xúc thực sự có ảnh hưởng như nào trong cuộc sống. Vì vậy, ngay bây giờ, trong bài viết này, hãy cùng PalFish tìm hiểu xem về khái niệm, ý nghĩa để từ đó biết cách rèn luyện và đánh giá chính xác chỉ số này nhé!

Bạn Đã Thực Sự Hiểu Rõ Về Trí Tuệ Cảm Xúc? 

Trí tuệ cảm xúc là gì? 

Trí tuệ cảm xúc – Emotional Quotient hay còn được viết tắt là EQ. Đây là một chỉ số để đo lường khả năng nhận thức, kiểm soát cảm xúc; đánh giá sự đồng cảm và khả năng giao tiếp xã hội của mỗi người. Vì vậy, EQ còn có tên gọi khác là chỉ số thông minh cảm xúc.

Trí tuệ cảm xúc sẽ rộng hơn so với trí thông minh, đồng thời cũng dễ thay đổi hơn. Những người có chỉ số EQ càng cao thì càng sáng tạo, linh hoạt và trí tưởng tượng phong phú. Tóm lại, trí tuệ cảm xúc cho thấy mối quan hệ giữa trí tuệ và cảm xúc.

Lịch sử nghiên cứu của trí tuệ cảm xúc

Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 1930, khi nhà tâm lý học Edward Thorndike đã cho ra đời những hiểu biết ban đầu về EQ thông qua một khái niệm để mô tả về khả năng hòa đồng giữa người với người – “social intelligence” (trí thông minh xã hội).

Sau đó 10 năm, nhà tâm lý học David Wechsler phát hiện ra rằng, các thành phần hiệu quả khác nhau của trí thông minh sẽ góp phần quan trọng để tạo nên những thành công trong đời sống mỗi người. 

Cho đến những năm 1950, thập niên mà trường phái tư tưởng Tâm lý học nhân văn (Humanistic Psychology) bùng lên một cách mạnh mẽ. Kéo theo đó là hàng loạt các nghiên cứu về xây dựng sức mạnh cảm xúc của con người bắt đầu được hình thành. Và sau 20 năm, vào giữa những năm 1970, một cột mốc nghiên cứu – khái niệm “đa trí tuệ” đã xuất hiện. Với khái niệm này, Howard Gardner phát hiện ra rằng, trí tuệ là tập hợp của nhiều loại năng lực khác nhau. 

Cũng bắt nguồn từ đó mà vào năm 1985, thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” đã ra đời và xuất hiện ở trong luận án tiến sĩ của tiến sĩ tâm lý học Wayne Payne. Và khái niệm này thực sự trở nên phổ biến, được nhiều người biết tới hơn ở năm 1950 thông qua tác phẩm cực kì nổi tiếng của tác giả Daniel Goleman – “Trí tuệ cảm xúc: Vì sao EQ quan trọng hơn IQ”.

Thế nào là người có Trí tuệ cảm xúc

Theo những nghiên cứu của Daniel Goleman – chuyên gia tâm lý học người Mỹ, người có Trí tuệ cảm xúc cao sẽ thể hiện qua 5 đặc điểm như sau: 

#1. Tự nhận thức (Self-awareness)

Đây là khả năng tự hiểu rõ mình đang cảm thấy thế nào. Không chỉ vậy, họ còn biết được rằng, cảm xúc đó rất dễ dẫn đến hành động như thế nào, là ảnh hưởng đến người khác ra sao. Những người có biểu hiện này sẽ nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân dẫn đến trở thành người sống khiêm tốn và có ý chí cầu tiến cao. 

#2. Biết kiềm chế (Self-regulation)

Điều này thể hiện ở một thái độ bình tĩnh, không nặng lời hay dùng lời nói làm vũ khí để tấn công người khác. Theo Daniel Goleman, những người có chỉ số EQ cao thì luôn suy nghĩ kĩ càng, cẩn thận, không hành động vội vàng và quyết định một cách cảm tính.

Họ cũng không thích làm mọi việc theo máy móc, rập khuôn hoặc dùng giá trị của bản thân để thỏa hiệp một vấn đề nào đó. Đó cũng là đặc điểm của những người rất giàu tinh thần trách nhiệm, tư duy linh hoạt, nhanh nhạy. 

#3. Tự tạo động lực (Motivation)

Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao luôn xác định được danh sách những việc cần thiết và thực hiện nó để đạt được mục tiêu cụ thể mà bản thân đã đặt ra. Điều này thể hiện rõ nhất trong học tập hay công việc, họ thường đặt ra những tiêu chuẩn khá cao cho mình và luôn cố gắng nỗ lực để đạt được nó. 

#4. Khả năng đồng cảm (Empathy)

Đó là khi bạn biết đặt mình vào cảm xúc và hoàn cảnh của mọi người xung quanh, luôn bình đằng, nói không với phân biệt đối xử. Vì vậy, họ sẽ là những người có khả năng thấu hiểu và hỗ trợ người khác để cùng hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

#5. Kỹ năng xã hội (Social skills)

Những người giàu trí tuệ cảm xúc thì thường đồng thời có các kỹ năng xã hội tốt, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Họ có thể lắng nghe và chia sẻ với mọi người. Cũng nhờ vào chính kĩ năng ngoại giao này mà họ có thể dễ dàng giải quyết mọi vấn đề và xung đột trong cuộc sống. 

Cấu trúc Trí tuệ cảm xúc

Theo tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, cấu trúc Trí tuệ cảm xúc gồm có 4 thành phần như sau: 

  • Năng lực nhận biết, thấu hiểu và biết cách bộc lộ, thể hiện cảm xúc của bản thân
  • Năng lực thấu hiểu và cảm thông với cảm xúc của mọi người xung quanh 
  • Năng lực kiểm soát, ứng phó, làm chủ cảm xúc của bản thân 
  • Năng lực ứng biến và giải quyết những thay đổi hay các vấn đề của cả cá nhân và xã hội

Nói một cách dễ hiểu, cấu trúc của trí tuệ xúc cảm gồm 2 thành phần chính là năng lực cá nhân và năng lực xã hội. Trong đó, năng lực cá nhân lại bao gồm khả năng nhận biết cảm xúc và khả năng kiểm soát cảm xúc. Năng lực xã hội thì bao gồm khả năng thấu hiểu cảm xúc và khả năng ứng biến với cảm xúc của những người xung quanh.

Tầm Quan Trọng Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Trí tuệ cảm xúc cần thiết đối với trẻ em như thế nào? 

Nhiều phụ huynh hiện nay mải chú tâm rèn luyện con những kiến thức trong sách vở mà quên mất đi việc trau dồi cho con về mặt trí tuệ cảm xúc. Điều này thể hiện qua việc những keyword thường đạt số lượng tìm kiếm nhiều nhất thường là “Có nên cho con học toán tư duy từ sớm không?” hay “Cho trẻ em học tiếng Anh ở đâu tốt?” nhưng lại rất hiếm phụ huynh tra cứu về “Giáo dục trí tuệ cảm xúc là gì?”

Vậy, đây liệu có phải sai lầm của các phụ huynh? Trí tuệ cảm xúc rốt cuộc có vai trò gì?

Đầu tiên, như khái niệm đã được định nghĩa ở trên, trí tuệ cảm xúc không chỉ thể hiện khả năng làm chủ cảm xúc của mình mà còn cả khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác. Vì vậy, đối với những trẻ có EQ cao thường các con sẽ dễ thích ứng với cuộc sống hơn. Bé giỏi giao tiếp, diễn đạt dõng dạc, tự tin. Đồng thời, trẻ cũng thích làm quen, luôn hòa đồng với các bạn xung quanh. 

Ngược lại, đối với những trẻ có chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp, con sẽ khó hòa nhập hơn, thường sống khép mình lại, sợ giao tiếp. Nếu không rèn luyện, dần dần, khi lớn lên, đó sẽ trở thành một rào cản cực lớn trong công việc và đời sống xã hội của con. 

Chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ giúp bé hòa nhập nhanh hơn trong mọi hoàn cảnh
Chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ giúp bé hòa nhập nhanh hơn trong mọi hoàn cảnh

Vai trò của Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống của người trưởng thành 

Thứ nhất, theo các nghiên cứu khác nhau tại nơi làm việc, thì 90% những người thường xuyên đạt thành tích cao, hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc thì đều sở hữu chỉ số EQ khá cao. Ngược lại có tới 80% người làm việc đạt hiệu quả không cao thì có kết quả chỉ số trí tuệ cảm xúc thấp. 

Đây không phải là ngẫu nhiên. Chính khả năng tự thấu hiểu cảm xúc của bản thân sẽ giúp cho mỗi người đều trở nên có ý thức hơn về mình, luôn tự đặt những mục tiêu, động lực cho chính mình. Làm chủ cảm xúc sẽ khiến con người ta độc lập hơn, tự tin hơn, đặc biệt là trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.

Con người trong cuộc sống muốn đạt được thành công đích thực không chỉ cần có một lượng kiến thức, tầm hiểu biết sâu rộng mà còn phải có khả năng điều khiển và chế ngự cảm xúc của mình để đưa ra những lựa chọn, quyết định đúng đắn. 

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thì thường gặt hái nhiều thành công trong công việc 
Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thì thường gặt hái nhiều thành công trong công việc 

Thứ hai, đối với những người quản lý nói riêng và những người muốn leo các nấc thang sự nghiệp nói chung, chỉ số trí tuệ cảm xúc là vô cùng cần thiết để có thể dẫn dắt một tập thể đi đúng hướng. Nhất là khi không chỉ tập thể lớn mạnh, mà từng thành viên trong đó cũng được rèn luyện và được phát triển bản thân hơn. 

Những người quản lý có chỉ số EQ cao sẽ luôn chú ý và thận trọng với cách cư xử của bản thân và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm với chúng. Đồng thời cùng với đó, họ phải có đầu óc nhanh nhạy để nắm bắt được diễn biến cảm xúc và tâm lý của nhân viên và đối tác. 

Mối liên hệ giữa Trí tuệ cảm xúc và Thành công

Theo nghiên cứu của TalentSmart đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng 58% tới sự thành công dù trong bất kỳ loại hình công việc nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cũng như hiệu quả công việc của bạn. Tại sao lại vậy?

Có khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân đồng nghĩa với việc mọi lời nói và hành động cũng được kiểm soát tốt hơn. Từ đó, bản thân chúng ta sẽ có những tính toán kĩ càng, không bốc đồng. Đây là một yếu tố thực sự cần thiết cho việc thích nghi với những thay đổi hoàn cảnh trong cuộc sống. 

Không chỉ vậy, trí tuệ cảm xúc còn giúp gắn kết người với người, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu bạn biết được cách truyền đạt, diễn tả cảm xúc và những suy nghĩ của mình một cách khéo léo để dù đứng trước bất kì tình huống nào cũng không làm tổn thương người khác thì teamwork sẽ thực sự đạt được hiệu quả.  

Muốn thành công trong công việc, trước hết bạn cần phải có kĩ năng giao tiếp xã hội tốt
Muốn thành công trong công việc, trước hết bạn cần phải có kĩ năng giao tiếp xã hội tốt

Làm Thế Nào Để Rèn Luyện Trí Tuệ Cảm Xúc

Với các lứa tuổi khác nhau thì cách rèn luyện lại khác nhau, do vậy PalFish sẽ phân chia các cách rèn luyện ra cho hai đối tượng là trẻ em và người trưởng thành:

Cách rèn luyện Trí tuệ cảm xúc dành cho trẻ em 

#1. Hướng dẫn trẻ nhận biết các cảm xúc cá nhân 

Đây là nền tảng đầu tiên giúp con đối mặt với chính cảm xúc của bản thân mình. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy chú ý để ý những thay đổi trong trạng thái cảm xúc của con và giúp bé gọi tên chúng. Đây cũng là một cách hiệu quả để đồng thời trau dồi thêm vốn từ cho trẻ. 

#2. Giúp con thấu hiểu cảm xúc của bản thân mình

Ở lứa tuổi của trẻ, việc thấu hiểu và biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ba mẹ cần bên cạnh và khuyến khích con nói lên cảm nhận và những điều con đang muốn thể hiện. Tốt nhất là tạo ra một môi trường mà bé sẽ cảm thấy an toàn để có thể tin cậy và chia sẻ cảm xúc. 

Và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu như trong môi trường đó, con không chỉ được rèn luyện về trí tuệ cảm xúc mà còn cả những kiến thức học tập cần thiết. Đến với nền tảng học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 – PalFish, bé sẽ được làm quen với phương pháp học tập CLIL – phương pháp học tập tích hợp nội dung và ngôn ngữ. Từ đó, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn, cởi mở hơn khi cả tư duy logic và tư duy phản biện đều đồng thời được phát triển. 

#3. Thấu hiểu cảm xúc của con để từ đó trẻ hiểu được sự đồng cảm

Thay vì mắng mỏ hay tỏ ra không hài lòng với những cảm xúc tiêu cực của con, phụ huynh hãy chấp nhận và từ tốn dạy trẻ cách đối phó, xử lý với chúng. Đầu tiên, hãy đồng cảm với bé và cùng tìm ra ngọn nguồn của vấn đề. Từ đó giúp con tháo gỡ và giải tỏa đi những cảm xúc tiêu cực. Trong độ tuổi 3 – 12, phụ huynh chính là một tấm gương sáng để các bé noi theo hàng ngày. 

Hãy dạy cho con biết cách đồng cảm với mọi người xung quanh
Hãy dạy cho con biết cách đồng cảm với mọi người xung quanh

#4. Dạy bé khả năng lắng nghe 

Đây là một kĩ năng quan trọng giúp bé thấu hiểu cảm xúc của người khác. Đặc biệt đối với trẻ em, cần phải rèn luyện từ nhỏ để làm đòn bẩy cho thành công và nhân cách của con sau này.

Tuy nhiên, để rèn luyện cho trẻ khả năng này, trước tiên, chính phụ huynh cũng phải là một người biết lắng nghe. Hãy luôn cố gắng trò chuyện cùng con, tập trung nghe con chia sẻ để bé thấy được thái độ tích cực của bố mẹ với câu chuyện mà mình đang kể. Từ đó, trẻ cũng sẽ học theo và tự hình thành lên khả năng quan sát và lắng nghe người khác. 

Phương pháp rèn luyện Trí tuệ cảm xúc hiệu quả đối với người trưởng thành

#1. Tự xác định cảm xúc của mình 

Trước khi muốn thấu hiểu và nhận biết được cảm xúc của người khác thì chính bạn phải hiểu rõ chính mình, hiểu rõ điều mình muốn.

Thiền là một cách rất hiệu quả để bản thân bạn được tĩnh lại, suy nghĩ sâu hơn. Bạn cũng có thể tự tạo cho mình một cuốn sổ tay cảm xúc để ghi chép lại trạng thái của chính bản thân mình và đánh giá chúng theo từng thang cấp độ. Việc định lượng càng rõ ràng thì càng giúp bạn có thể kiểm soát được mình tốt hơn. 

Hãy tự thấu hiểu chính mình nếu muốn đồng cảm với người khác
Hãy tự thấu hiểu chính mình nếu muốn đồng cảm với người khác

#2. Nắm được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân 

Đó cũng chính là khi bạn hiểu được bản thân cần phải phát huy điều gì và khắc phục, hạn chế những điểm gì chưa tốt. Từ đó, xác định đúng hướng đi mà bản thân nên theo đuổi và tập trung vào sở trưởng của mình để gặt hái được thành công. Điều này cũng thể hiện được khả năng làm chủ cuộc sống của chính bản thân bạn.

#3. Luôn đứng trên lập trường, đặt mình vào tình huống của người khác

Đấy chính là sự thấu hiểu và đồng cảm – một kĩ năng xã hội quan trọng giúp thúc đẩy thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp và cũng là đặc điểm của trí tuệ cảm xúc quan trọng.

Mặt khác, trong một tập thể, việc biết lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của người khác sẽ giúp tiến độ công việc được phát triển theo hướng tốt đẹp hơn. Đây cũng là một biểu hiện thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người khác và chắc chắn cũng từ đó mà chính bản thân bạn cũng được mọi người rất tôn trọng. 

Luôn lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của người khác
Luôn lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của người khác

Cách Tự Đánh Giá Trí Tuệ Cảm Xúc Của Bản Thân

Vậy thì làm cách nào để tự đánh giá được chỉ số EQ của bản thân? Chắc hẳn đây là câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất sau khi chúng ta đã biết được ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc của cả người lớn lẫn trẻ em to lớn như thế nào. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo vì với sự phát triển của công nghệ tiên tiến hiện nay, có rất nhiều trang web đánh giá chỉ số EQ uy tín đã ra đời. 

#1. PsychTests’EQ Test 

Bài test trên trang web này bao gồm 341 câu hỏi. Mỗi câu hỏi thường có tối thiểu 7 phương án để bạn lựa chọn. Các câu sẽ thay đổi linh hoạt cả dạng text, cả hình ảnh nên bạn sẽ không cảm thật nhàm chán hay mệt mỏi trong quá trình thực hiện. 

#2. Harvard Business Review Test

Đến với website này, bạn sẽ thực hiện bài test ngắn hơn khi chỉ gồm 25 câu. Đây đều là tổng hợp những câu hỏi đã được nghiên cứu bởi Annie McKee – nghiên cứu sinh cấp cao của trường Đại học PennsyIvania, cũng đồng thời là giám đốc của Chương trình Tiến sĩ Điều hành PennCLO. 

#3.  Very Well’s EQ Test 

Bài test ở đây chỉ vọn vẹn 10 câu hỏi đã được nghiên cứu và phát triển bởi nhà văn và nhà giáo dục Kendra Cherry. Bộ câu hỏi này sẽ hướng tới đáp án cho 1 vấn đề duy nhất – “Độ thông minh về mặt cảm xúc của bạn ở mức nào?”

#4. Mindtools Test

Bài kiểm tra trên trang web này sẽ là bộ câu hỏi gồm 15 câu. Kết quả của việc kiểm tra sẽ xếp thành 3 loại đồng thời đưa ra giải pháp để cải thiện EQ riêng cho từng mức khác nhau.

H2: Một vài câu hỏi thường gặp 

#1. Sự khác biệt giữa IQ và EQ? 

IQ – Intelligence Quotient: là chỉ số đo lường sự thông minh, đánh giá khả năng tư duy và phản xạ của mỗi người. 

EQ – Emotional Quotient: là chỉ số đo lường khả năng nhận thức và kiểm soát cảm xúc

#2. Chỉ số IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? 

Đây đều là 2 chỉ số vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi người- trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên theo các chuyên gia đánh giá, để đạt được mục tiêu và trở thành một người thành công thực sự thì cần sự đóng góp của 20% IQ và tới 80% EQ. 

Vài Lời Cuối

Nhiều người từ trước đến giờ chỉ tập trung vào rèn luyện chỉ số IQ mà quên mất rằng Trí tuệ cảm xúc cũng cực kì cần thiết, thậm chí là góp phần lớn trên con đường dẫn đến thành công của mỗi người. PalFish mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như cách rèn luyện và đánh giá chỉ số này. 

Tham khảo bài viết liên quan:

Phạm Thu Hoài
Phạm Thu Hoài

Tôi là Phạm Thu Hoài, chuyên về hoạt động đào tạo trẻ em nói chung và đào tạo trẻ em tiếng Anh nói riêng của PalFish. Các lĩnh vực này đều được nghiên cứu theo góc nhìn đa chiều, về tâm lý, tính cách, sở thích,... để tìm ra cách học phù hợp nhất cho trẻ.

All Posts
Khám phá thêm
Những đối tác chiến lược của PalFish

Palfish làm việc với các tổ chức đẳng cấp thế giới và mở ra các mối quan hệ hợp tác sáng tạo, đáng tin cậy để cùng làm cho nền giáo dục tốt có thể tiếp cận được với nhiều trẻ em hơn trên toàn thế giới

Trải nghiệm
học thử miễn phí

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ VÀ NHẬN VOUCHER HỌC PHÍ 30%

Tuần lễ tri ân 20.11, PalFish gửi tặng gia đình 01 buổi học thử miễn phí cùng hàng trăm phần quà nhập học với tổng trị giá 200 triệu đồng.

0962.023.416