9 Phương Pháp Mầm Non Dạy Bé Học Tiếng Anh Không Gây Áp Lực

Chia sẻ bài viết

Nội dung chính

Cùng với sự phát triển và hội nhập của thế giới, thành thạo tiếng Anh dần trở thành một kỹ năng bắt buộc cần có để có thể có nhiều cơ hội và tự tin tiếp cận tri thức mới hơn. Do đó, việc dạy tiếng Anh cho bé từ khi còn nhỏ đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bậc cha mẹ. 

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nắm được phương pháp mầm non dạy bé học tiếng anh không gây áp lực. Bên cạnh việc làm thế nào để chọn cho con một trung tâm học tiếng anh uy tín, chất lượng thì việc tìm kiếm phương pháp dạy bé học tiếng anh tại nhà phù hợp cũng rất quan trọng.

Cha mẹ hãy cùng PalFish tham khảo ngay 9 bí quyết dạy con học tiếng anh sao cho hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Dạy Bé Học Tiếng Anh: Theo Khoa Học Thời Điểm Nào Là Tốt Nhất?

Khoa học đã chứng minh học tiếng anh liên quan mật thiết đến tuổi của trẻ. Theo các chuyên gia, có hai giai đoạn quan trọng để dạy bé học tiếng anh là: giai đoạn bé từ tuần thứ 30 của thai kỳ tới trước 3 tuổi và giai đoạn từ 3 tuổi tới trước 7 tuổi.

Giai đoạn từ tuần thứ 30 của thai kỳ đến trước khi bé 3 tuổi – Thời điểm “nền tảng”

Tại thời điểm “nền tảng” này, bé có thể tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và thụ động nhất.

Một nghiên cứu của Giáo sư Christine Moon cùng cộng sự của mình tại Đại học Washington, Mỹ đã chỉ ra rằng: Ngay từ tuần thứ 30 của thai kỳ, trẻ  đã có khả năng phân biệt ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ. Sự phát triển của các tế bào não liên quan đến ngôn từ sẽ giúp trẻ nhận biết được môi trường ngôn ngữ bên ngoài và sự khác nhau giữa chúng. 

Một nữ giáo sư người Anh đã có một cuộc nghiên cứu về sử dụng ngôn từ để dạy bé ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Bà đã tiến hành thí nghiệm trên 100 mẹ bầu, mỗi bà mẹ sẽ nghe một đoạn băng tiếng Anh 10 phút 3-4 lần một tháng. Kết quả sau sinh cho thấy, những em bé này có khả năng tiếp thu tiếng Anh tốt hơn, có kỹ năng phát âm, đọc hiểu các từ phức tạp cũng nổi trội hơn hẳn so với những em bé khác.

Trong các cuộc nghiên cứu về não bộ và ngôn ngữ, các chuyên gia cũng chỉ ra: bé có khả năng nhận biết các nguyên âm trước (a, e, i, o, u), sau đó là một số phụ âm đơn giản hơn (b, d, n, m,…) và tiếp đó là các phụ âm ghép (ph, th, kh, …). Và vào lúc chào đời, bé đã có thể phản ứng với những gì được nghe. 

Tuy nhiên, sau giai đoạn sơ sinh, bố mẹ tốt nhất là nên cho bé tham gia một số lớp tiếng Anh cho bé 2 tuổi. Các chuyên gia ở các trung tâm sẽ có những phương pháp dạy không chỉ hiệu quả mà còn khoa học để tránh việc các con khó tiếp cận tiếng mẹ đẻ do học tiếng Anh sớm.

Giai đoạn bé từ 3 tuổi tới trước 7 tuổi – Thời điểm “phát triển”

Nếu giai đoạn 3 tuổi là thời điểm “nền tảng” để dạy bé tiếng Anh thì giai đoạn trước 7 tuổi chính là thời điểm vàng để bé “phát triển”.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì đây chính là quãng thời gian trẻ phát triển tương đối khả năng nhận thức và sử dụng âm. Đặc biệt, lúc này bé đã có bước đầu am hiểu về ngôn ngữ mẹ đẻ nên các phương pháp học tiếng Anh cho bé 3 tuổi đến 7 tuổi sẽ không ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của các con nữa.

Thời điểm “vàng” để dạy tiếng Anh cho bé mầm non
Thời điểm “vàng” để dạy tiếng Anh cho bé mầm non

Trong giai đoạn phát triển này, bé có khả năng tiếp nhận bất kỳ ngôn ngữ nào với hiệu quả đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn 3-4 tuổi, trung bình, bé có thể tích lũy tới 2000 từ tiếng Anh cơ bản nếu được dạy và sử dụng thường xuyên. Cũng trong độ tuổi này, bé có nhu cầu khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh và có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn. Do đó, sử dụng các flashcard tiếng Anh cho bé 4 tuổi sẽ vô cùng hiệu quả trong thời điểm này.

Nếu cha mẹ còn lo nếu cho bé học ngoại ngữ quá sớm bé có thể bị nhầm lẫn thì hãy yên tâm, trong thời điểm phát triển này, bé có khả năng vừa học vừa phân biệt tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ một cách dễ dàng.

Có một số nghiên cứu cũng chỉ ra sau 7 tuổi bé có thể gặp khó khăn hơn trong việc học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung. Cha mẹ cũng cần lưu ý, sau 7 tuổi bé có thể sẽ tiếp cận tiếng Anh khó khăn hơn chứ không phải không thể nhé, cha mẹ sẽ cần có những phương pháp đặc biệt hơn mà thôi!

Một Số Lợi Ích Khi Cha Mẹ Sớm Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ Mầm Non

Khả năng tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên

Dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu một cách tự nhiên nhất theo trình tự nghe-nói-đọc-viết. Trong độ tuổi này, các bé có thể tự tìm ra và phát triển cách học riêng theo bản năng của mình. Nhờ đó, bé có thể học, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn so với việc học thụ động khi trưởng thành.

Não bộ tư duy, phát triển nhanh hơn

Có nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy việc học ngoại ngữ mới ngay từ khi còn nhỏ thật sự tốt cho não bộ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên 3, việc học và giao tiếp bằng hai thứ tiếng giúp não bé gia tăng sự linh hoạt hơn khi thường xuyên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nhờ vậy, các bé dần hình thành khả năng lọc thông tin, tăng khả năng tập trung và có thể xử lý lượng thông tin lớn.

Kỹ năng nghe, nói chính xác ngay từ đầu

Sẽ không có gì quá lạ nếu cha mẹ bắt gặp con hát líu lo gần như trọn vẹn một bài hát tiếng Anh chỉ sau vài lần nghe. Trong giai đoạn phát triển này, bé có khả năng nghe và bắt chước ngữ điệu, ngữ âm chuẩn xác một cách đáng kinh ngạc. Nếu được dạy đúng cách, kỹ năng nghe, nói tiếng Anh của bé sẽ hơn người lớn chúng ta rất nhiều.

9 Phương Pháp Dạy Bé Tiếng Anh Mầm Non Nhàn Tênh Không Áp Lực

Do đặc điểm của các chương trình học cho trẻ mầm non và tiểu học, đôi khi bố mẹ cần có thêm một số phương pháp hỗ trợ bé tiếp nhận tiếng Anh tại nhà. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng sợ học và chán học ở bé.

Phương pháp trực tiếp – Direct Method

Theo nghiên cứu vào năm 1991 của Celce-Murcia, phương pháp trực tiếp là phương pháp hoàn toàn không sử dụng tiếng mẹ đẻ trên lớp để dạy cho các bé. Thay vào đó, giáo viên thường sử dụng tranh ảnh hoặc hành động để giải thích từ mới cho các bé. 

Các bài học cũng được thiết kế liên quan đến những vấn đề thường ngày của cuộc sống, những cuộc hội thoại hoặc mẩu chuyện vui và được giảng dạy theo phương pháp quy nạp.

Do đó, để áp dụng phương pháp này, giáo viên phải là những người bản xứ hoặc có năng lực tiếng Anh cực kỳ cao. Giáo viên sử dụng phương pháp này để giảng giải ngữ pháp cho các bé nhưng không nghiên cứu hay phân tích ngữ pháp chuyên sâu. 

Một trong những ưu điểm chính của phương pháp trực tiếp là các bé có điều kiện tiếp xúc tiếng Anh nhiều hơn. Từ đó bé có thể thường xuyên ứng dụng ngôn ngữ thứ hai đã được học này vào các giao tiếp thực tế. 

Phương pháp Phản xạ toàn thân – Total Physical Response (TPR)

Phương pháp Phản xạ toàn thân là phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non được giáo sư tâm lý học tại Đại học Joses State University James Asher phát triển vào năm 1960. TPR là phương pháp học ngoại ngữ toàn diện và ưu việt nhất hiện nay, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn cho cả người lớn. 

“Vừa học vừa thực hành” chính là phương châm của phương pháp này. TPR dựa trên sự phối hợp giữa ngôn ngữ và vận động thể chất, cho phép bé phát triển khả năng tiếng Anh một cách toàn diện và tự nhiên nhất. 

Để có thể áp dụng phương pháp này, các bé cần phản ứng, tương tác và vận động với những hiệu lệnh qua lời nói của giáo viên. Ví dụ, các bé có thể được giáo viên yêu cầu đứng lên, ngồi xuống, mở sách, tìm kiếm một đồ vật gì đó, bịt mắt, chỉ vào bạn,…

Các bé thực hiện theo hiệu lệnh bằng tiếng Anh của cha mẹ và giáo viên
Các bé thực hiện theo hiệu lệnh bằng tiếng Anh của cha mẹ và giáo viên

Nếu ở phương pháp trên, bé chỉ được nghe và tự tìm ra quy tắc thì ở phương pháp phản xạ toàn thân này, bé sẽ ghi nhớ ngôn ngữ mới nhanh hơn bằng cả não bộ và hành động. 

Giáo viên sẽ lặp đi lặp lại các hiệu lệnh, các hiệu lệnh sau sẽ được xác định rõ hơn các hiệu lệnh trước. Chúng liên quan và bổ sung cho nhau, cho phép trẻ có thể hiểu các tính từ, trạng từ và giới từ là như thế nào, cách dùng ra sao. Tại lớp học PalFish Class, phương pháp TPR đã được áp dụng để dạy các bé học tiếng anh và đã đem lại hiệu quả rất tốt.

Phương pháp tích hợp Nội dung với Ngôn ngữ – Content and Language Integrated Learning (CLIL)

Phương pháp tích hợp Nội dung và Ngôn ngữ CLIL đúng như tên gọi của mình, sẽ cho phép các bé được học kiến thức thông qua một ngôn ngữ mới (cụ thể là tiếng Anh) thay vì tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là phương pháp rất phổ biến tại các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như Mỹ, Canada, Anh,…

Chương trình tiếng Anh trẻ em trực tuyến 1–1 PalFish cũng đã đưa phương pháp CLIL vào giảng dạy. Các bé sẽ được học các chủ đề thú vị về văn hóa, khoa học, lịch sử, xã hội, toán học,… bằng tiếng Anh. Bằng cách này, bé sẽ được tiếp thu ngôn ngữ mới một cách tự nhiên và nhanh chóng thông qua việc khám phá các môn học, các hoạt động vui chơi, giải trí, dự án cộng đồng, nghệ thuật,… Đồng thời, bé có thể hình thành khả năng phản xạ linh hoạt và phát triển tư duy toàn diện hơn.

CLIL là một trong những phương pháp thường được ứng dụng trong trường học nên sẽ có hiệu quả nhất nếu cha mẹ áp dụng phương pháp này để dạy tiếng anh cho bé 5 tuổi.

Phương pháp biến bài học thành bài hát

Chắc hẳn không chỉ các bé mà ngay cả cha mẹ chúng ta cũng phải thừa nhận rằng chúng ta sẽ không thích những bài học khô khan và khó nhằn. Nhưng chúng ta sẽ thích những bài học khô khan và khó nhằn hơn nếu chúng được phổ một giai điệu hấp dẫn.

Nếu các bé không thích thú với một bài đọc tiếng Anh nào đấy, cha mẹ hãy thử chuyển sang Youtube và tìm kiếm xem liệu bài đọc này đã được phổ nhạc hay chưa. Nếu đã có hãy mở và dạy con theo giai điệu, nếu chưa tại sao cha mẹ không thử sáng tác nhỉ?

Bé học bảng chữ cái tiếng Anh Alphabet
Bé học bảng chữ cái tiếng Anh Alphabet

Với những bé bắt đầu học tiếng Anh, cha mẹ đừng quên cho bé nghe bài ABC nhé! Đây là một bài hát phổ biến với tất cả mọi người học tiếng Anh, cả với người bản xứ và không phải người bản xứ. Ai ai cũng có một tình yêu với âm nhạc và các bé cũng thế.

Phương pháp nghe nói khẩu ngữ

Phương pháp nghe nói khẩu ngữ được hình thành từ những năm 1940, dựa trên những đặc điểm của ngôn ngữ, tâm lý học hành vi và nhanh chóng được biết tới rộng rãi. 

Cũng theo nhà nghiên cứu Celce-Murcia, để sử dụng phương pháp này dạy học tiếng anh cho các bé, bài học thường sẽ bắt đầu bằng một cuộc hội thoại ngắn với quy trình: nghe – nói (cần thiết) – đọc – viết (chưa cần thiết). Điều này cho thấy phương pháp này chú trọng vào kỹ năng nghe – nói đúng như tên gọi của nó.

Ngữ âm sẽ được chú trọng, ngữ pháp được giảng dạy theo cấu trúc và luật ngữ pháp được dạy theo phương pháp quy nạp. Các bé có thể bắt chước và học thuộc lòng theo giáo viên hoặc cha mẹ của mình. Không giống phương pháp trực tiếp, để áp dụng phương pháp nghe nói khẩu ngữ, cha mẹ hay giáo viên chỉ cần nắm vững một số lượng từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh trong chương trình giảng dạy. 

Phương pháp học thư giãn Lozanov – Suggestopedia

Vào năm 1979, nhà tâm lý sư phạm học Georgi Lozanov đã thiết kế lên phương pháp Suggestopedia, dựa vào những triết lý cơ bản của yoga. Đây là một phương pháp dạy tiếng Anh liên quan đến nghệ thuật và âm nhạc. Các bé sẽ được học tiếng Anh trong một môi trường thoải mái để ngay cả những bé nhút nhát cũng tự tin theo học.

Lớp học diễn ra trong điều kiện thư giãn tối đa, nơi các bé có thể ngả lưng trên chiếc ghế nệm êm ái với những bản nhạc du dương. Trong thời gian đó, giáo viên hoặc cha mẹ có thể nhẹ nhàng đọc bài, giảng giải từ ngữ. 

Cha mẹ không nhất thiết phải dạy những ngôn ngữ, hiện tượng phức tạp mà nên tập trung vào cách sử dụng ngôn ngữ dưới hình thức đóng vai. Điều này sẽ giúp các con biết được ngữ cảnh nào nên dùng từ nào, giọng điệu ra sao… Phương pháp này có thể phù hợp với mọi lứa tuổi, cha mẹ có thể áp dụng để dạy tiếng anh cho bé từ 2 tuổi trở lên.

Lozanov tin tưởng rằng nếu các bé được học tiếng anh trong điều kiện như trên, quá trình học có thể diễn ra nhanh hơn 25 lần so với phương pháp thông thường. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này cũng có trở ngại lớn liên quan đến cơ sở vật chất. Cha mẹ hoặc giáo viên muốn áp dụng phương pháp này cũng cần phải được đào tạo đặc biệt.

Phương pháp học từ vựng bằng cách chơi đóng vai

Để con học và nhớ từ vựng lâu, cha mẹ và giáo viên thường yêu cầu con đọc đi đọc lại mỗi ngày. Tuy nhiên, việc này có thể khiến các bé sợ hãi và căng thẳng khi học tiếng Anh. 

Suy cho cùng, dạy tiếng Anh cho bé 3 tuổi phải là xây dựng sự tự tin và có một nền tảng vững chắc. Cha mẹ và giáo viên hãy chỉnh sửa cách dùng câu, cách chia động từ hoàn hảo sau đó. 

Để bé cảm thấy thích thú với việc học tiếng Anh, hãy cho bé chơi đóng vai trong các cuộc hội thoại, chúng sẽ thoải mái và ít lo lắng việc mắc lỗi hơn. 

Các bé vui vẻ nhập vai siêu nhân để nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau
Các bé vui vẻ nhập vai siêu nhân để nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau

Cha mẹ và giáo viên có thể chuẩn bị cho bé bộ tóc giả, kính râm, mặt nạ,… để giúp các bé nhập vai vào nhân vật một cách sống động và chân thực nhất. Chúng sẽ thỏa sức trình diễn và sáng tạo với vốn từ vựng của mình.

Phương pháp nhắc lại bài cũ trước khi bắt đầu bài học mới

Trẻ em thường không lưu giữ được nhiều thông tin như người trưởng thành, nên việc nhắc đi nhắc lại chính là chìa khóa quan trọng. Giả sử mỗi ngày cha mẹ hoặc giáo viên dành ra một tiếng để dạy bé học tiếng Anh thì sẽ có rất nhiều thời gian còn lại trong ngày để bé quên mọi thứ vừa học.

Vậy nên, thay vì bắt đầu ngay bài học mới, hảy đảm bảo các bé nhớ được bài cũ bằng cách lặp đi lặp lại các từ đã học trước đó. Điều này giúp cho bé có thể liên kết các từ vựng và ngữ pháp đã học với nhau, thay vì các câu chúng được học riêng lẻ.

Phương pháp sử dụng trò chơi để kết thúc bài học

Có người từng nói, dạy bé học tiếng Anh mà không có trò chơi giống như gà rán mà không kèm nước sốt hay gia vị. Với các bé, không thể thể có cái này mà không có cái kia.

Để các bé thoải mái học tiếng Anh mà không bị áp lực, cha mẹ và giáo viên hãy kết hợp các trò chơi để giảng dạy cho chúng. Đây là phương pháp được áp dụng để dạy tiếng anh cho trẻ mầm non khá phổ biến. Các trò chơi vận động cho phép các bé giải phóng năng lượng, nâng cao khả năng tập trung với những thử thách.

Một số trò chơi cha mẹ và giáo viên có thể sử dụng để dạy tiếng Anh cho bé là: 

  • Trò chơi đố chữ
  • Trò thẻ ghi nhớ
  • Bingo
  • Người treo cổ (Handmand)
  • 20 câu hỏi…

Vài Dòng Cuối

Thành thạo tiếng Anh là kỹ năng quan trọng trong xã hội ngày nay. Không bao giờ là quá muộn để dạy tiếng Anh cho bé. Nhưng nếu được học sớm, bé sẽ có khả năng phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn và có nhiều thời gian để thành thạo hơn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho cha mẹ 9 phương pháp mầm non dạy bé học tiếng Anh nhàn tênh không gây áp lực cho bé. Hy vọng cha mẹ có thể tìm được phương pháp phù hợp!

Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn không biết nên cho con học ở đâu và dạy con học tiếng Anh như thế nào thì đừng ngại chia sẻ cùng PalFish nhé!

Tham khảo bài viết liên quan:

Phạm Thu Hoài
Phạm Thu Hoài

Tôi là Phạm Thu Hoài, chuyên về hoạt động đào tạo trẻ em nói chung và đào tạo trẻ em tiếng Anh nói riêng của PalFish. Các lĩnh vực này đều được nghiên cứu theo góc nhìn đa chiều, về tâm lý, tính cách, sở thích,... để tìm ra cách học phù hợp nhất cho trẻ.

All Posts
Khám phá thêm
Những đối tác chiến lược của PalFish

Palfish làm việc với các tổ chức đẳng cấp thế giới và mở ra các mối quan hệ hợp tác sáng tạo, đáng tin cậy để cùng làm cho nền giáo dục tốt có thể tiếp cận được với nhiều trẻ em hơn trên toàn thế giới

Trải nghiệm
học thử miễn phí

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ VÀ NHẬN VOUCHER HỌC PHÍ 30%

Tuần lễ tri ân 20.11, PalFish gửi tặng gia đình 01 buổi học thử miễn phí cùng hàng trăm phần quà nhập học với tổng trị giá 200 triệu đồng.

0962.023.416